pH là ký hiệu diễn tả mức độ chua - acid hoặc kiềm (base) của một dung dịch.
pH của một dung dịch liên hệ tới nồng độ ion H+ hiện diện trong dung dịch đó, càng nhiều H+ thì độ acid càng cao. pH đo được biển diễn từ 1-14, nếu pH = 1 thì dung dịch đó rất chua (strongly acidic), pH=7 dung dịch trung hoà (neutral), pH = 14, dung dịch rất kiềm (strongly basic).
Ao hồ nuôi tôm mà có độ pH trong khoảng 7,2-8,8 thì được coi là thích hợp.
Một sự thay đổi nhỏ của pH cũng gây ảnh hưởng quan trọng cho ao hồ nuôi tôm.
Thí dụ: Mặt nước có pH = 5 thì có độ acid lớn gấp 10 lần mặt nước có pH = 6, vì vậy nếu môi trường nước có độ pH thích hợp và không thay đổi là điều rất tốt cho việc nuôi tôm. pH của mặt nước thiên nhiên chịu ảnh hưởng rất nhiều của chất CO2, chất này được sử dụng bởi các phiêu sinh vật trong hiện tượng quang tổng hợp. Độ pH của ao hồ thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm, vì vậy cần đo độ pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để có được chu kỳ trọn vẹn. Nếu độ pH thấp quá, ta bón thêm vôi cho ao hồ vào lúc chuẩn bị ao hoặc khi ngay khi đang nuôi tôm.
Điều khiển độ pH trong nước nuôi tôm
Độ pH trong môi trường nước là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên tôm. Sự biến động lớn của pH trong ngày, trong tuần là nguyên nhân dẫn đến gây sốc tôm, làm tôm bỏ ăn và yếu đi.
Tôm phát triển tốt nhất trong phạm vi pH=7,5-8,5. Nếu độ pH quá thấp hoặc quá cao đều bất lợi cho tôm: chậm tăng trưởng, còi cọc, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, thậm chí gây chết. pH ảnh hưởng lớn và có tác động lên môi trường, cụ thể là sự phát triển của tảo, hoạt động của hệ sinh vật trong ao nuôi, các phản ứng hóa sinh của chu trình chuyển hóa vật chất trong ao, trạng thái tồn tại khác nhau của một số chất trong ao.
Trong ao nuôi tôm, việc duy trì ổn định độ pH=7,5-8,5 là phù hợp nhất với sinh trưởng và phát triển của tôm. Để điều khiển độ pH thích hợp trong ao nuôi tôm cần làm tốt những việc sau:
- Bón vôi đúng liều lượng để tăng pH đáy ao khi cải tạo ao; sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi. Lượng vôi bón phụ thuộc vào pH đáy ao,
* Nếu pH > 6 bón 300-600kg/ha,
* Nếu pH < 5 hoặc > 8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát với liều lượng 0,3kg/1.000m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy. Lưu ý, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của vi sinh vật có lợi sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao trong ngắn hạn.
* Trường hợp pH tăng cao đột ngột > 9,0 vào những buổi chiều nắng to, pH biến động rất lớn trong một ngày đêm, trường hợp này do tảo phát triển quá mạnh và độ cứng (hàm lượng CaCO3) thấp, Tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Trường hợp này nên xử lý như sau: có thể sử dụng Fomol phun xuống ao với liều lượng 3-4ml/m3 nước ao để diệt tảo (hoặc dùng một số hóa chất diệt tảo có trên thị trường), bón dolimit hoặc vôi với liều lượng 100-200kg/ha để tăng độ cứng và tăng hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay nước để ổn định sự phát triển của tảo.
No comments:
Post a Comment