Wednesday, October 24, 2007

Lắp đặt hệ thống Quạt và Lưới ngăn cua còng

Nhiệm vụ của hệ thống Quạt nước rất quan trọng, ngoài việc tăng lượng Oxy nó còn có tác dụng gom chất thải và giải thoát khí độc. Vì vậy việc lắp đặt quạt là bắt buộc, đặc biệt với các ao nuôi công nghiệp.

1. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUẠT NƯỚC
a) Cách lắp đặt hệ thống quạt nước
* Vị trí cánh quạt nước
- Quạt nước cách bờ 3m.
- Khoảng cách giữa 2 quạt 60-80cm và nên lắp so le nhau.
- Tùy hình dạng ao (hình vuông hay hình chữ nhật) chọn cách lắp đặt hệ thống quạt để tạo dòng chảy mạnh nhất.
* Số lượng cánh quạt nước
- Nên lắp đặt số lượng quạt theo 2500-2800 con/cánh quạt.
* Một số mô hình lắp đặt cánh quạt

b) Lợi ích của quạt nước trong ao nuôi
* Cung cấp Oxy cần thiết cho ao nuôi.
* Tạo dòng chảy, kích thích tôm hoạt động.
* Trộn đều nước trong ao.
* Gom bùn dơ vào giữa ao.
* Giải phóng khí độc.

2. LƯỚI NGĂN CUA CÒNG
Cách lắp đặt và lợi ích của lưới ngăn cua còng
* Dùng lưới mùng hoặc lưới nylon chiều cao 60-80cm.
* Lắp đặt hệ thống lưới ngăn cua nghiêng ra ngoài 15 độ để hạn chế cua còng bò vào.

Tuesday, October 23, 2007

Thiết kế và xây dựng ao nuôi

Việc chọn lựa vùng nuôi, thiết kế và xây dựng ao là công vệc khởi đầu nuôi tôm thịt. Làm tốt ngay từ đầu sẽ tạo thuận lợi cho người nuôi ở những bước tiếp theo. Tuy nhiên người nuôi với điều kiện nuôi hạn chế sẽ phải chọn lựa phương án nuôi tối ưu nhất cho mình.



1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Khi chọn 1 địa điểm ần lưu ý những điểm sau:
* Vùng nước không ảnh hưởng nước thải công nghiệp, nước thả sinh hoạt của khu dân cư, nước bị nhiễm thuốc trừ sâu từ ruộng lúa.
* Gần sông lớn, kênh rạch lớn, độ mặn từ 5 - 35‰ (tốt nhất từ 10 - 20‰).
* Vùng đất không hoặc ít bị nhiễm phèn, pH không dưới 5.
* Nên chọn vùng có chất đất thịt pha cát, có độ kết dính tốt.

2. XÂY DỰNG AO NUÔI
* Nên xây dựng ao nổi.
* Bờ ao phải chắc chắn. (khi thi công bờ ao phải dầm kỹ, loại bỏ rễ, lá cây, đồng thời có hệ thống nylon ở giữa bờ).
* Diện tích: tốt nhất 4000 - 6000 m2.
* Hình dáng: tốt nhất là hình Vuông, Chữ nhật (chiều rộng/chiều dài = 2/3).
* Đáy ao phải bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống thoát.
* Nên bo tròn các góc ao để tạo dòng chảy tốt.
Lợi ích ao chứa lắng và xử lý:
- Chủ động nước không phụ thuộc vào thủy triều.
- Giảm số lượng ầm bệnh trong nước.
- Giảm tính độc của hóa chất sát trùng nước.
- Dễ gây màu nước.
* Thiết kế cống:
* Phủ bạt bờ ao, nhằm:
- Chống rò rỉ, sói lở.
- Tránh hiện tượng trôi phèn xuống ao khi trời mưa.
- Tạo dòng chảy.
- Ngăn ngừa cua còng đào hang.

Tuesday, September 25, 2007

Bệnh thân đỏ đốm trắng (WSSV, SEMBV)

Nguồn nhiễm bệnh Thân đỏ Đốm trắng có thể theo những đường sau :

1. Nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ - gọi là nhiễm bệnh theo chiều dọc (Vertical Transmission)
* Tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh
* Thức ăn của tôm bố mẹ (cua biển, hà biển) bị nhiễm bệnh.
* Nước biển dùng cho trại giống bị nhiễm bệnh


2. Nhiễm bệnh từ tôm bị bệnh truyền sang, từ vật chủ trung gian mang mầm bệnh hoặc các mầm bệnh sẵn có trong nước. Việc lây lan này gọi là nhiễm bệnh theo chiều ngang (Horizontal transmissiion) do:
* Nuôi với mật độ cao
* Không có lưới ngăn
* Không dùng ao lắng, bơm nước trực tiếp từ ngoài vào
* Vật chủ trung gian: các loại cua biển, tôm đất...

Cách nhận bệnh:

* Nhuộm màu Haematoxylin và Eosin: Hypertropic nucleus (2-3 hrs)
* Paraffin Section và nhuộm màu
* PCR (polymerase chain reaction) kiểm tra ADN dùng Gel electrophoresis.

Thursday, September 13, 2007

Bệnh đầu vàng (Yellow head disease)

Triệu chứng:

- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột
- Sau 1-2 ngày bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc ven bờ
- Bơi không định hướng
- Lác đác tôm chết trong vó
- Chết với mức độ tăng dần
- Phần đầu ngực, gan tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu
- Thân có màu nhạt
- Tôm chết rất nhanh trong vòng 2-3 ngày (có thể gần 100%)
- Có khi dấu hiệu đầu vàng lẫn đốm trắng.

Nguyên nhân:

- Virut YHV (yellow head virus)

Lây truyền bệnh:

- Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang.

Chữa trị:

- Cũng giống như bệnh thân đỏ - đốm trắng (SEMBV - WSSV), bệnh đầu vàng (YHV) cũng chưa có phương thức chữa nào hữu hiệu, chỉ có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn.

Phòng ngừa và Xử lý bệnh Phân trắng

- Thả tôm với mật độ thích hợp (20-25 con/m2)
- Xử lý và chuẩn bị ao nuôi kỹ.
- Không nên dùng thức ăn tươi: nghêu, sò, cá...
- Chú ý quản lý môi trường. Có biện pháp thay nước định kỳ.
- Theo dõi tôm trong vó thường xuyên.


Đối với chuẩn bị ao nuôi:

* Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao
* Diệt khuẩn trong ao và nước và vật chủ trung gian:

  • Chlorine 30ppm
  • B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
  • KMnO4 2-3ppm

* Hạn chế cua vào ao:

* Hạn chế ốc trong ao
* Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.

Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

* Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi
* Trộn men vi sinh đường ruột Zymetin... vào thức ăn
* Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.

o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.

Xử Lý

* Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
* Thuốc diệt khuẩn
* Trộn Zymetin... vào thức ăn: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.

Bệnh phân trắng (White faeces disease)

Triệu chứng bệnh:

* Thường gặp ở tôm trong giai đoạn 40-50 ngày tuổi trở lên nhưng bệnh không nặng.
* Trong giai đoạn 80-90 ngày trở lên, bệnh của tôm sẽ nặng hơn.
* Có phân trắng nổi trên mặt nước, góc ao (cuối hướng gió)
* Việc ăn của tôm sẽ bắt đầu dừng lại, có thể tôm ăn giảm hoặc không tăng.
* Ban đầu thức ăn không đầy ruột, tôm bị ốp, vỏ mỏng và nhỏ dần.
* Trong đường ruột có những đốm màu vàng (màu đường cát) nhất là ở phần cuối.


Nguyên nhân:

* Do vi khuẩn Vibrio bởi các nguyên nhân sau:
* Cải tạo đáy ao không phù hợp hoặc những loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan tôm như MBV và HPV.
* Sinh ra từ Gregarine trong ống gan và đường ruột của tôm hoặc các vật trung gian bám trên thành ruột.

Việc lây truyền bệnh:

* Không tràn lan mà chỉ thành từng vùng (sporadic)
* Gặp ở những nơi nuôi có mật độ dày với hệ thống nuôi kín.
* ít thay nước cùng với sự thay đổi của thời tiết vào mùa mưa.
* Tại trại giống: Có thể do trộn lẫn trong thức ăn tươi của tôm bố mẹ (như các loại ốc, hến...) hay nhiễm trực tiếp từ tôm bố mẹ.
* Tại ao nuôi: Có thể gặp trường hợp này từ lúc thả tôm cho đến trước lúc thu hoạch do tôm giống bị nhiễm bệnh hoặc do các vật chủ trung gian truyền bệnh.

Phòng ngừa và Xử lý bệnh Phát sáng

1. Trại giống

* Phương tiện sản xuất giống đạt tiêu chuẩn
* Kiểm tra bằng máy PCR (PCR checking)
* Tôm bố mẹ tốt


2. Tôm giống

* Kiểm tra bằng máy PCR
* Chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn qui định
* Kiểm tra sự căng thẳng của giống (Fomalin stress test)
* Mật độ thả phù hợp

3. Ao nuôi

* Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao
* Diệt khuẩn trong ao và nước, diệt các vật chủ trung gian:

* Chlorine 30ppm
* B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
* KMnO4 2-3ppm

* Hạn chế ốc trong ao
* Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.

* Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao, ví dụ: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày.
* Dùng đường cát 2-3ppm hoặc 10-12kg/hecta liên tục 45 ngày, sau đó ít nhất một tuần dùng một lần.
* Giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphông, tăng thời gian chạy máy xục khí.
* Gây màu nước: dùng phân vô cơ (N:P:K) hoặc phân xanh.

4. Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

* Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi
* Men vi sinh
* Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.

o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.

* Thức ăn bổ sung (Supplement feed)
* Dùng tảo để phòng ngừa
* Sử dụng vi sinh để phòng ngừa
* Giảm so với mức bình thường
* Thêm đường cát
* Kiểm tra chất lượng nước và đất để xử lý: Chất lượng nước thay đổi như độ đục trong (do bùn đất hay do tảo), pH, độ kiềm (Alkalinity) có thể xứ lý cho phù hợp bằng cách sử dụng D-100, Super-Ca, Sunslant WSP, Cleaner-80, Zymetine, Aqua bac, Powe pack.
* Kiểm tra thức ăn và sức khoẻ của tôm: Kiểm tra thức ăn trong vó. Kiểm tra vibrio trong nước và trong gan tôm (từ khi tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước phải ít hơn 102 tế bào/cc và trong gan không nên có)
* Kiểm tra vi khuẩn vibrio trong thân, gan và đường ruột tôm.
* Chất lượng ao nuôi: Các ao nuôi mà có chất dơ nhiều hoặc tảo chết nhiều xử lý bằng phương pháp hút bùn, thay nước và dùng máy cung cấp oxy và dùng D-100, Super-CA, Zymetine, Aqua bac, Power pack.

5. Xử Lý

* Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
* Thuốc diệt khuẩn
* Xử lí bệnh phát sáng:

o Giúp cho tôm có sức kháng bệnh
o Trộn Vibrocine 50cc./ 1kg thức ăn, cho ăn mỗi bửa, cho ăn một tuần nghỉ một tuần (liên tục suốt vụ nuôi)
o Trộn Zymetin... vào thức ăn từ số 4002 đến 4005 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp tôm bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn

Wednesday, September 12, 2007

Bệnh phát sáng (Luminous Bacteria Disease)

Triệu chứng bệnh:

* Tôm chết đáy tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
* Tôm bị bệnh sẽ bơi không định hướng, bơi không bình thường và vào bờ.
* Mang và thân tôm có màu xẫm, dơ, bắp thịt đục màu, gan teo lại và nhỏ dần.
* Ăn giảm, không có tức ăn trong đường ruột, phân tôm trong đường ruột, phân tôm trong nhá ít
* Tôm phản ứng chậm đầu tôm có phát sáng do phát sáng của V. harveji trong gan nhờ hoạt động của chất tiết ra từ men Luciferrase, nhìn trong tối sẽ thấy thân tôm phát sáng.


Nguyên nhân

* Nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Luminescencet Vibrio: Vibrio harveyi.

Điều kiện:

* Gram âm G (Gram Nagative)
* Phân chia cơ thể rất nhanh ở độ mặn 10-40ppt (phát triển tối đa ở độ mặn 20-30ppt).
* Lây lan nhanh ở nhiệt độ cao (mùa nóng)
* Phát triển nhanh ở nơi có nhiều chất hữu cơ (organic matter) và oxy thấp
* pH 7-9

Việc lây truyền bệnh:

* Sự thay đổi của môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH và sự tăng thêm của chất hữu cơ ảnh hưởng đến sự lây lan và mạnh lên của vi khuẩn.

Cách nhận bệnh:

* Thử nghiệm bằng cách dùng TCBS Agar trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Phòng ngừa và Xử lý bệnh Đốm trắng

(Phần tóm tắt hay đầu bài đăng)

1. Trại giống

* Phương tiện sản xuất giống đạt tiêu chuẩn
* Kiểm tra bằng máy PCR (PCR checking)
* Tôm bố mẹ tốt

2. Tôm giống

* Kiểm tra bằng máy PCR
* Chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn qui định
* Kiểm tra sự căng thẳng của giống (Fomalin stress test)
* Mật độ thả phù hợp

3. Ao nuôi

* Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao
* Diệt khuẩn trong ao và nước, diệt các vật chủ trung gian:

o Chlorine 30ppm
o Formaline 70ppm
o B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
o KMnO4 10ppm

* Hạn chế cua vào ao:

o dùng FOS 500 EC 200 trộn với cá tươi (1kg)

* Hạn chế ốc trong ao
* Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.
* Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày.
* Dùng đường cát 2-3ppm hoặc 10-12kg/hecta liên tục 45 ngày, sau đó ít nhất một tuần dùng một lần.
* Giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphông, tăng thời gian chạy máy xục khí.
* Gây màu nước: dùng phân vô cơ (N:P:K) hoặc phân xanh.

4. Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

* Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi
* Men vi sinh
* Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.

o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.

* Vác xin (Vaccine)
* Thức ăn bổ sung (Supplement feed)
* Dùng tảo để phòng ngừa
* Sử dụng vi sinh để phòng ngừa
* Giảm so với mức bình thường
* Thêm đường cát
* Kiểm tra chất lượng nước và đất để xử lý: Chất lượng nước thay đổi như độ đục trong (do bùn đất hay do tảo), pH, độ kiềm (Alkalinity) có thể xứ lý cho phù hợp bằng cách sử dụng D-100, Super-Ca, Sunslant WSP, Cleaner-80, Zymetine, Aqua bac, Powe pack.
* Kiểm tra thức ăn và sức khoẻ của tôm: Kiểm tra thức ăn trong vó. Kiểm tra vibrio trong nước và trong gan tôm (từ khi tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước phải ít hơn 102 tế bào/cc và trong gan không nên có)
* Kiểm tra vi khuẩn vibrio trong thân, gan và đường ruột tôm.
* Chất lượng ao nuôi: Các ao nuôi mà có chất dơ nhiều hoặc tảo chết nhiều xử lý bằng phương pháp hút bùn, thay nước và dùng máy cung cấp oxy và dùng D-100, Super-CA, Zymetine, Aqua bac, Power pack.

5. Xử Lý

* Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
* Thuốc diệt khuẩn
* Xử lí bệnh thân đỏ đốm trắng:

o Giúp cho tôm có sức kháng bệnh (Tôm bắt từ trại đã miễn nhiễm SEMBV)
o Trộn Semvac-P cho tôm ăn từ giai đoạn PL trong ao/ ao ương - Phương pháp này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh khi đã dùng được 30-45 ngày.

+ Tôm trong ao ương: 10gram/1kg thức ăn (mỗi ngày một bữa)
+ Tôm từ 0-1 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (mỗi ngày một bữa)
+ Tôm từ 1-2 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (ngày cách ngày)
+ Tôm từ >2 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (3-5 ngày dùng 1 lần)

* Trộn Zymetin vào thức ăn từ số 4002 đến 4005: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.

Dạng nuôi ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm

Các dạng nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh sẽ có sự khác biệt về nhu cầu thức ăn và cách quản lý thức ăn.





Sức khỏe của tôm Qui định phù hợp:

* Tôm sạch toàn thân và các bộ phận khác, thức ăn đầy ruột.
* Gan bình thường không bị teo, hoặc cứng thành cục.
* Mang sạch

Theo dõi sức khoẻ tô thường xuyên để kiểm tra thức ăn hoặc cân tôm. Theo dõi số lượng vi khuẩn vibrio trong nước và gan tôm (trong nước không nên quá 102 tế bào/cc. Và trong gan phải không gặp vibrio loại Grem Nagative) Nếu tôm nhiễm vibrio hoặc vi khuẩn, có thể dùng thuốc kháng sinh sau khi đã kiểm tra xong như:

* Nhóm Quinolone (Quinolone group): Prawnox, N-300
* Nhóm Sulfa (Sulfa group): Diatrim, Gerercin.

Nếu tôm bị đóng rong hoặc bị zoothanium bám, dùng Cleaner-80, O-lan. Trường hợp tôm ở trạng thái căng thẳng hoặc môi trường thay đổi có thể dùng chất bổ sung để tạo kháng thể như Betamine, Zymetine hoặc chất bổ sung Vitamin, khoáng chất như C-mix, Mutagen trộn vào thức ăn tôm sẽ có hiệu quả đối với việc gìn giữ môi trường và đối với bệnh của tôm.

Kiểm soát cho ăn

Tôm hấp thụ các loại thức ăn tốt sẽ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống mà có ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng và làm cho tỷ lệ sống cao. Như vậy, cần phải kiểm soát kỹ thức ăn và việc cho ăn để có hiệu quả cao, không làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Kiểm soát thức ăn có nghĩa là:

1. Thức ăn phải được tính theo phần trăm so với trọng lượng tôm vì nhu cầu thức sẽ tăng lên khi trọng lượng tôm tăng lên; phải cân tôm đều đặn 7 ngày/lần, tính đến thức ăn cần sử dụng, tỷ lệ sống bằng phương pháp dùng nhá kiểm tra khi mới bắt đầu thả tôm và dùng chài khi tôm đã lớn; cân tôm khi tôm bắt đầu ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi.

2. Thức ăn phải được rãi đều khắp các vị trí trong ao bằng cách vãi quanh ao hoặc dùng thuyền để tôm dễ bắt mồi.

3. Việc kiểm tra nhá (checking tray): kiểm tra mỗi bửa, ở nhiều vị trí, dùng nhá theo cỡ quy định 80cm x 80cm, dùng ít nhất 4 nhá trong một ao (Số lượg nhá = diện tích ao/1,600m2) để có thể kiểm soát được tôm ăn như thế nào trong mỗi bửa, và điều cỉnh cho phù hợp với nhu cầu của tôm phải làm như vậy vì rằng việc ăn mồi của tôm tuỳ thuộc vào các yếu tố môi trường ví dụ như chất lượng nước...; Bắt đầu dùng nhá khi thả tôm được 2-3 ngày để theo dõi sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm.

Thức ăn của Tôm

Sản lượng tôm trong ao nuôi là kết quả tổng hợp từ việc sử dụng thức ăn thiên nhiên, thức ăn thiên nhiên làm từ phân và thức ăn công nghiệp (artificial feed), có thể biểu hiện như sau: Sản lượng tôm trong ao = (Thức ăn thiên nhiên + thức ăn thiên nhiên làm từ phân) + thức ăn công nghiệp

Do đó có thể thấy rằng, trong ao nuôi cần phải tạo nguồn thức ăn thiên nhiên cho tôm khi đang còn ở giai đoạn đầu. Việc tạo nguồn thức ăn thiên nhiên (màu nước) trong ao nuôi trước khi thả tôm là cần thiết và quan trọng đối với tôm khi đang còn nhỏ và việc sử dụng thức ăn công nghiệp (artificial fedd) thêm sẽ giúp tôm có đầy đủ chất dinh dưỡng, làm cho tôm tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao. Khi so sánh với dạng nuôi quảng canh (Extensive) mà không dùng thức ăn, tôm sẽ có tỷ lệ sống thấp và tăng trưởng không đều. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) phải xem xét đến giá trị dinh dưỡng, hiệu quả của việc hấp thụ và khả năng sử dụng tốt để từ đó duy trì cuộc sống, ổn định về sau hoặc giúp tôm tăng trưởng và để duy trì giống. Do đó, thức ăn tôm tốt cần phải xem xét đến các thành phần chính như sau:

1.
Giá trị dinh dưỡng (Nutrition): phải đảm bảo đầy đủ và phù hợp các chất như đạm (Protein), chất béo, Hydrat cacbon (Carbohydrate), Vitamin và khoáng chất; Có thể xem xét dựa trên tốc độ tăng trưởng hàng ngày (ADG), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thành thịt trong từng giai đoạn tuổi và suốt vụ nuôi (FCR period and FCR pond) và khả năng kháng bệnh của tôm.

2.
Quy trình sản xuất thức ăn tôm (shrimp feed processing) phải tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất để không ảnh hưởng đến môi trường nuôi về sau, do đó tức ăn tôm được sản xuất ra cần phải:

3.
Dây chuyển sản xuất phải có khả năng tạo ra nhiều kích cỡ thức ăn: thức ăn dạng viên nhỏ (Crumble) và lớn (Pellet) để phù hợp với các cở tôm, để tôm dễ bắt mồi và hấp thụ tốt (CP 4001-s, 4001, 4002, 4003, 4004-s và 4005)

4.
Nhà máy có quy định trong quá trình sản xuất, có nghiên cứu, phát triển sản xuất và sản phẩm tốt hơn, giá cả phù hợp và sản phẩm từ nhà máy phải qua kiểm nghiệm trước khi đến người tiêu dùng.

5.
Nguyên liệu để sản xuất thức ăn tôm phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng, không có độc, và phải được nghiền nhuyễn để tôm có thể tiêu hoá nhanh và hấp thụ tốt.

6.
Giữ mùi thơm để hấp dẫn tôm ăn theo thời gian quy định (2 giờ).

7.
Khả năng bền trong nước tốt để thức ăn không bị hư, vitamin và khoáng cất không bị thất thoát ra bên ngoài và không làm cho đáy ao bị dơ, tuy nhiên thức ăn mà có khả năng bền lâu trong nước sẽ làm cho tôm khó bắt mồi vì tôm không thể đánh mùi được.

Tôm giống và Thả tôm giống

(Phần tóm tắt hay đầu bài đăng)

1. Trại giống

* Vệ sinh tốt
* Quản lý môi trường nước tốt
* Tôm bố mẹ chất lượng tốt
* Sản xuất tôm giống tốt và không nhiễm SEMBV

2. Tôm giống (PL15 - 25)

* Khỏe và không nhiễm SEMBV - kiểm tra bằng máy PCR
* Xét nghiệm để cho ra tôm giống tốt và khoẻ bằng phương pháp Wanuchsoontron
* Tham khảo: Tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (P. Monodon) - (Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản - Đại học Thuỷ Sản)

a. Kiểm tra bằng cách quan sát

* Đặc điểm bên ngoài và hoạt động của tôm giống
* Độ dài cơ thể của tôm giống 11-12mm
* Cỡ tôm giống tương đương với nhau
* Không dị hình

b. Kiểm tra bằng kính hiển vi

* Vi khuẩn phát sáng
* Cơ thịt đục
* Kí sinh vật bên trong và ngoài
* MBV (Monodon baculo virus)
* GMR (Gut-Muscle) >= 1:4: bằng cách so sánh bề dày của đường ruột so với thân, khoảng ở giữa của đốt cuối cùng.

c. Kiểm tra sự căng thẳng:

* Formaline test 100-150ppm. 2giờ
* hoặc giảm độ mặn đột ngột 15ppt.

Loại A 90-100% còn sống Loại B 80-89% còn sống Loại C <79%>

Các chỉ tiêu chất lượng nước trong Ao tôm

Các điều kiện của nước trong ao nuôi tôm cần đạt một số chỉ tiêu sau:

1. pH:

Các mức qui định phù hợp:
* 7.5-8.5 đối với tôm
* 8.0-8.2 đối với tảo thực vật (màu nước)
* Biến động trong ngày không quá 0.3
* pH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3
* pH buổi sáng 7.5-7.8 và buổi chiều chênh lệch nhau 0.5, màu nước bình thường, dùng Super-Ca 180-300kg/ha vào mỗi buổi chiều cho đến khi pH trong ngày không biến động nhiều và cao hơn chút ít.
* Nếu pH cao hơn 8.3 trở lên, giảm pH bằng cách thay bớt nước nhằm giảm bớt tảo, chất dơ trong ao, đồng thời sử dụng đường cát 10-12kg/ha.

2. Độ mặn (Salinity)


* Mức qui định phù hợp: 10-30ppt
* Biến động trong ngày không quá 5ppt.

Đối với tôm và thực vật nổi (Diatom)
* Nếu độ mặn thấp hơn 5ppt nên cho vitamin để tăng sức đề kháng, khoáng chất nhất là khi tôm trong giai đoạn tuổi 45 ngày trở lên.
* Độ mặn 15-25ppt. Tôm tăng trưởng tốt, ngăn ngừa sự phát triển của tảo thực vật đặc biệt nhóm Dinoflagellate.
* Độ mặn cao hơn 35ppt, tôm sẽ ăn giảm và có thể là ngưng ăn hoặc chậm lớn, màu nước đậm khó điều chỉnh, trước khi thả tôm nên ngâm với dinh dưỡng tối thiểu 30 phút thì sẽ chịu đựng để thích nghi tốt trong môi trường có độ mặn khác nhau.

3. Nhiệt độ (Temperature)

* Mức qui định phù hợp: 28
0C-330C đối với tôm và tảo thực vật thuộc nhóm rong màu xanh, nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, không nên quá 200C- 300C có thể làm cho tôm chết, nhiệt độ trong ngày nếu biến động nhiều quá sẽ làm cho tôm giảm ăn.
* Đối với tảo:
- Nếu nhiệt độ 15
0C-250C, tảo thuộc nhóm Diatom sẽ tăng trưởng tốt.
- Nếu nhiệt độ 23
0C-350C, nhóm rong màu xanh sẽ tăng trưởng tốt.
- Nếu nhiệt độ >35
0C, nhóm rong màu xanh pha xanh nước biển sẽ tăng trưởng tốt hơn so với các nhóm khác.
* Đối với tôm:
- Nếu nhiệt độ thấp hơn 250C tôm sẽ ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ lớn chậm hoặc không lớn.

4. Độ trong (Transparency), Độ đục (Turbidity)

* Mức qui định phù hợp:
- 30-45 cm.
- > 60cm nước trong, nếu tôm ở giai đoạn tuổi không quá 50 ngày nên dùng phân gà 30-50kg/1,600m2, bỏ vào bao và treo trong ao hoặc phân vô cơ như Urea, Super phốtpho 1-2kg/1,600m2 cứ mỗi 2-4 tuần cho đến khi màu nước bắt đầu phù hợp. Sau đó dùng chất kích thích tảo vãi theo hướng cánh quạt nước; Nếu khó gây màu nước trong ao có thể dùng Power pack đã cấy trước 24 giờ 2.5 lít với 1kg thức ăn, thêm 5 lít nước sạch để cấy thêm 24 giờ nữa rồi đem dùng cho 3000-5000m2 sẽ thúc cho màu nước lên nhanh và dùng
chất kích thích tảo đánh xuống nước như bình thường.

5. Oxy hoà tan (D.O.)

* Mức qui định phù hợp:
- 5-6ppm. Vào buổi sáng sẽ phù hợp với tôm, dùng men vi sinh (không thấp hơn 4ppm). Oxy hoà tan sẽ giảm khi nhiệt độ và độ mặn giảm.
* Oxy hoà tan (D.O.) thấp hơn 4ppm. Phải sục khí nhiều hơn và thay nước, nếu không tốt hơn phải điều chỉnh thức ăn, quản lý màu nước cho đều đặn, tránh dùng thức ăn tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất hoặc chất kháng thể.
* Oxy hoà tan buổi sáng quá thấp và buổi chiều quá cao tảo sẽ phát triển tràn lan; ngưng dùng phân, kiểm soát thức ăn, dùng Zeolite 10-20kg/1,600m2, xục khí vào ban đâm, quản lý màu nước cho đều đặn.
* Oxy hoà tan quá thấp, tôm nổi đầu, nên dùng thêm máy cung cấp oxy và bổ sung vitamin C, khoáng chất hoặc chất kháng thể.

6. Độ kiềm (Alkalinity)

* Mức qui định phù hợp
- Tôm mới thả: 80-100ppm (không nên thấp hơn 50ppm)
- 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
- 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.
* Nếu độ kiềm thấp nên dùng Vôi nông nghiệp 30-50kg/1,600m2 mỗi 2-3 ngày cho đến khi đạt đến mức cần thiết hoặc cũng có thể dùng Dolomite.

7. Amonia (NH3) Hydrogensulfide (H2S) và việc quản lý đáy ao.

* Mức qui định phù hợp
o <>

Chuẩn bị nước

Việc chuẩn bị nước là rất quan trọng, Tránh được mầm bệnh ngay từ đầu, đồng thời tạo thức ăn tự nhiên và làm tăng tỉ lệ sông cho tôm giống khi thả xuống.

1. LẤY VÀ XỬ LÝ NƯỚC
a) Túi lọc nước (Screen net)
Dùng túi lọc để ngăn các vật chủ trung gian như cá, cua, các loại tôm khác. Dùng túi lọc bằng cotton 2 lớp, rộng 1-2m, dài khoảng 15-20m. Làm một túi lọc dài và gắn với máy bơm để trong suốt quá trình nuôi có thể lọc bớt tảo ra khỏi ao.
b) Lấy và xử lý nước
* Chọn con nước tốt, lấy vào ao lắng qua túi lọc.
* Để 2-3 ngày sau đó bơm vào ao nuôi qua túi lọc.
* Quạt 2-3 ngày cho trứng cá, giáp xác nở hết.
* Dùng các loại hóa chất để xử lý nước, như Clorin, Formol, Vikon,...
* Xử lý xong, 4-5 ngày sau gây màu nước.

2. GÂY MÀU NƯỚC
* Gây màu theo phương pháp Vô cơ:

Dùng phân URE, DAP, NPK theo tỉ lệ 20:20:0
Liều dùng 5-10kg/ha, đánh vào lúc 8-9 giờ sáng. Chia thành nhiều lần dùng trong 3-4 ngày.
* Dùng cám gạo 10-12kg/hecta + bột cá 1-15kg/ha ngâm nước 24 giờ và đem đều tạt
khắp ao lúc 8-9 giờ sáng. Nên kèm Dolomite (10-15kg/1000m3) vào mỗi buổi sáng.

3. ĐỘ TRONG CỦA NƯỚC CHUẨN BỊ THẢ TÔM
Do độ trong bằng đĩa Secchi, thích hợp 40-50cm.

Cải tạo ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, khâu cải tạo là rất quan trọng. Tùy theo chất đất, điều kiện từng ao mà ta có biện pháp cải tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung có 2 cách cải tạo ao chính:
Cải tạo khô và Cải tạo ướt.

A. Cải tạo khô, đối với ao ít hoặc không nhiễm phèn.
* Tháo cạn nước trong ao.
* Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên.
* Rửa nền đáy ao.
* Bón vôi, cày xới, phơi đáy ao.
* Sau thời gian phơi khô (15-30 ngày) lấy nước vào (10-20 cm) ngâm 1-2 ngày. Bừa đáy ao bằng phẳng.
* Xả hết nước, phơi khô rồi nén lu đáy ao bằng phẳng.
* Bón vôi CaCO3 (liều lượng theo bảng).
* Lấy nước vào.

B. Cải tạo ướt, đối với ao bị nhiễm phèn hoặc không thể phơi đáy.
* Hút bùn dơ ra ngoài ao.
* Lấy nước vào đầy ao rồi xổ, xả 3-4 lần.
* Lấy nước vào khoảng 30cm rồi đánh CaO (vôi tôi) 1,5-2 tấn/ha. Ngâm 2-3 ngày sau đó xả bỏ. Lấy nước vào, xả bỏ lại một lần nữa. (nên cải thiện đáy ao với men vi sinh xử lý đáy)
* Bón vôi CaCO3 (liều lượng theo bảng).
* Lấy nước vào.
C. Vệ sinh dụng cụ
Những dụng cụ đã nuôi vụ trước cần được vệ sinh (rửa, ngâm) sạch sẽ và phơi khô.

Chất lượng nước

Chất lượng nước tốt do xử lý đúng sẽ giúp tôm tránh được nhiễm bệnh, tăng trưởng tốt, tỉ lệ sống cao.

Yếu tố - Phương pháp kiểm tra - Thời gian kiểm tra

độ đục - đĩa Secchi - 3 giờ chiều mỗi ngày
Hàm lượng oxy - Máy đo D.O - 4 giờ sáng và 4 giờ chiều mỗi ngày
pH - Máy đo hoặc pH-test kit - 4 giờ sáng và 4 giờ chiều mỗi ngày
độ mặn - Máy đo - hàng ngày
độ kiềm - test kit - hàng tuần
Hợp chất của nitơ - test kit - hàng tuần
Sulfat - test kit - 2 tuần đo 1 lần
Vi khuẩn Vibro - TCBS agar - test kit - hàng tuần
Vi khuẩn Vibrio phát sáng - TCBS agar - test kit - hàng tuần
Tảo - Kính hiển vi - hàng tuần

Vi sinh vật và tảo

Là những sinh vật nhỏ bé không thể nhìn thấy hoặc khó nhìn thấy bằng mắt thường, có thể được chia ra thành 5 nhóm như sau: Nhóm vi khuẩn (bacteria), nhóm bào tử nấm (fungi), nhóm tảo - thực vật phiêu sinh (algae), nhóm phiêu sinh động vật (zooplankton) và nhóm cuối cùng là virus (viruses). Nhóm của các sinh vật nhỏ bé này có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái trong ao nuôi đó là nhóm vi khuẩn và vi tảo.

* Thực vật phiêu sinh: Là sinh vật sử dụng chất hữu cơ trong ao nuôi làm nguồn thức ăn (autotrophs). Ban ngày dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tảo cần CO2 để dùng làm nguyên liệu trong quá trình quang hợp, quá trình này sản xuất ra oxy (O2). Nhưng khi không có ánh nắng trời mưa hoặc vào ban đêm, tảo vẫn phải dùng oxy để hô hấp. Do đó hàm lượng oxy hoà tan dao động lớn: cao vào trưa xế và thấp khi gần sáng.

Tảo được chia làm 7 nhóm nhưng những nhóm phiêu sinh thực vật mà ta thường gặp trong ao nuôi và được biết nhiều đến, đó là:

+ Tảo màu xanh pha tím than (blue green algae) - Dinoflagellate.
+ Tảo màu xanh (green algae) - Diatom

Tảo màu xanh pha tím than là loại tảo có hại cho tôm và kể cả tảo thành viên trong nhóm Filamentous như Oscillatoria sp. Và Anabaena sp. Và loại tảo Rakhoroni gây ra váng trên mặt nước như: Microcytis sp. sẽ làm cho tôm có mùi tanh bùn và có mùi hôi đồng thời còn là nhóm thải ra chất nhờn ở màng bọc của tế bào, có thể gây ra sự tắc nghẽn ở mang tôm khi được phát triển cực đại sẽ làm cho nước có độ pH cao và làm cho hàm lượng oxy giảm thấp vào sáng sớm. Có nhiều loại trong nhóm Dinoflagellate mang độc tố như Alaxandium sp., Gonyaulax sp.. Những loại này mang độc tố PSP và DSP khi phát triển cực đại trong ao nuôi độc tố sẽ gây cho tôm chết.

Không nên để tảo (diatom) phát triển nhiều trong ao nuôi mặc dù nó là thức ăn của hậu ấu trùng như Chaetoceros sp., Skeletonema sp.. Phiêu sinh nhóm này thường làm màu nước dễ thay đổi bởi vòng đời của chúng tương đối ngắn, nên việc quản lý màu nước rất khó. Màu của nước do nhóm phiêu sinh vật màu lục hoặc loại tảo green algae như Scenedesmus sp., Chlorella sp. là phiêu sinh vật không có tính độc, kích cỡ nhỏ, không gây mùi cho tôm, có vòng đời dài làm cho màu của nước ít bị mất và đặc biệt tảo Chlorella sp. Có khả năng sản sinh ra được chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.

* Các động vật phiêu sinh thì sống nhờ vào các phiêu sinh sống cũng như đã chết và những vật hữu cơ lơ lửng trong môi trường.

* Các vi khuẩn là sinh vật đơn bào có khả năng tăng nhanh về số lượng trong thời gian ngắn bằng cách phân chia tế bào. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong ao nuôi là vi sinh vật trong nhóm phân huỷ chất hữu cơ và sử dụng oxy để hô hấp (hetero-trophs). Kết quả của sự hô hấp naỳ đã tạo được khí CO2 (carbon dioxide) là chất ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng của nước. Chúng sử dụng tất cả các chất vô và hữu cơ trong nước để duy trì sự sống. Phiêu sinh nắm vai trò nền tảng cho hệ thống thực phẩm trong nước, giữa năng suất tôm, cá và phiêu sinh vật có một sự liên hệ vô cùng quan trọng. Mặt nước không có phiêu sinh vật là mặt nước chết về phương diện sản xuất. Tuy nhiên ao hồ nhiều phiêu sinh quá cũng gây nhiều bất lợi cho năng suất như đã đề cập ở trên. Lượng phiêu sinh vật và loại phiêu sinh vật thể hiện bởi độ đục và màu sắc của nước.

Yếu tố chính yếu cần thiết cho sự tăng trưởng của phiêu sinh vật gồm: Carbon, Oxygen, Hydrogen, Phosphor, Nitrogen, Sulfur, Potassium, Sodium, Calcium, Magnesium, Iron, Manganese, Copper, Zinc, Boron, Cobalt and Chloride. Phosphors được coi là quan trọng hơn cả về phương diện dinh dưỡng cho tôm, cá trong ao hồ và việc bón phospho sẽ có lợi nhiều cho phiêu sinh cũng như tôm cá.

Hợp chất của Nitơ

Gồm 3 chất chính: Amonia, Nitrite and Nitrate.
Amonia: Trong ao hồ, amonia xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân huỷ các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn. Trong nước amonia được phân chia (dissociate) làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hoà tan) và nhóm NH4+ (ion hoá).

Chỉ có dạng NH3 (khí hoà tan) của Amonia là gây độc cho ao hồ. Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ và độ mặn nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ NH3 (khí hoà tan) của amonia. Độ độc của amonia gây ra không đáng ngại lắm trong ao hồ vì thức vật phiêu sinh (phytoplankton) sẽ giữ cho độ độc này ở mức thấp, tuy nhiên nếu ao hồ có mật độ tảo cao quá thì mức NH3 vẫn có thể xuất hiện. Mức độ NH3 (khí hoà tan) của amonia thay đổi giảm về ban đêm ứng với sự thay đổi của pH và nhiệt độ. Dưới tác dụng của vi khuẩn, Amonia sẽ bị biến đổi thành Nitrite (NO2) (bằng Nitrosomonas bacteria) rồi Nitrate (NO3) (bằng Nitrobacter bacteria)

Hình thức Nitrate thường vô hại, nhưng trong môi trường nước mà lượng chlorinity thấp thì nitrite sẽ gây độc cho tôm. Nitrite gây độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào. Để trị chất độc của Nitrite ta có thể áp dụng Chloride để mang tỷ lệ Nitrite: Chloride tới 0,25.

Hydro Sulfide (H2S)

Hydro sulfide là một chất khí, được tạo thành dưới điều kiện kỵ khí (anaerobic condition). Cũng tương tự như Amoni, Hydro sulfide nếu bị chia làm 2 nhóm: nhóm H2S (khí) và HS-(ion)

Chỉ có dạng H2S (khí) là chất độc. pH rất có ảnh hưởng tới độ độc của Hydro sulfide, thí dụ: Với ao hồ có pH = 5 và nhiệt độ 24oC người ta thấy 99,1% Hydro sulfide dưới dạng H2S (khí) gây độc, trong khi đó ở độ pH=8 với cùng nhiệt độ 24C lại chỉ có 8% lượng Hydro sulfide dưới dạng chất độc. Dù lượng độc sulfide rất nhỏ (0,001 ppm) mà hiện diện trong một thời gian liên tục vẫn làm giảm sự sinh sản của tôm, cá. Tuy nhiên H2S là một chất khí dễ bay nên chúng ta dễ dàng loại trừ chúng khỏi ao hồ bằng máy sục khí hoặc dùng potassium permenganate để oxy hoá Hydrosulfide thành hợp chất Sulfur không độc, nhưng cũng khó xác định số lượng potassium vì nó tácdụng với các chất khác.

Độ kiềm

Đó là tổng số những kết tinh của titratable bases mà chính yếu là bicarbonate và carbonate được tính bằng mg/l calcium carbonate tương đương. Bicarbonate thường được hình thành do tác dụng của CO2 với các chất bases trong đá và đất. Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự được sự thay đổi pH. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20-150mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh vật (plankton) cũng như tôm cá.

Chất kiềm quan trọng trong ao hồ vì vai trò chất đệm (buffer) và nguồn cung cấp CO2cho hiện tượng quan tổng hợp.

Độ pH trong ao nuôi

pH là ký hiệu diễn tả mức độ chua - acid hoặc kiềm (base) của một dung dịch.

pH của một dung dịch liên hệ tới nồng độ ion H+ hiện diện trong dung dịch đó, càng nhiều H+ thì độ acid càng cao. pH đo được biển diễn từ 1-14, nếu pH = 1 thì dung dịch đó rất chua (strongly acidic), pH=7 dung dịch trung hoà (neutral), pH = 14, dung dịch rất kiềm (strongly basic).

Ao hồ nuôi tôm mà có độ pH trong khoảng 7,2-8,8 thì được coi là thích hợp.

Một sự thay đổi nhỏ của pH cũng gây ảnh hưởng quan trọng cho ao hồ nuôi tôm.

Thí dụ: Mặt nước có pH = 5 thì có độ acid lớn gấp 10 lần mặt nước có pH = 6, vì vậy nếu môi trường nước có độ pH thích hợp và không thay đổi là điều rất tốt cho việc nuôi tôm. pH của mặt nước thiên nhiên chịu ảnh hưởng rất nhiều của chất CO2, chất này được sử dụng bởi các phiêu sinh vật trong hiện tượng quang tổng hợp. Độ pH của ao hồ thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm, vì vậy cần đo độ pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để có được chu kỳ trọn vẹn. Nếu độ pH thấp quá, ta bón thêm vôi cho ao hồ vào lúc chuẩn bị ao hoặc khi ngay khi đang nuôi tôm.

Điều khiển độ pH trong nước nuôi tôm

Độ pH trong môi trường nước là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên tôm. Sự biến động lớn của pH trong ngày, trong tuần là nguyên nhân dẫn đến gây sốc tôm, làm tôm bỏ ăn và yếu đi.

Tôm phát triển tốt nhất trong phạm vi pH=7,5-8,5. Nếu độ pH quá thấp hoặc quá cao đều bất lợi cho tôm: chậm tăng trưởng, còi cọc, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, thậm chí gây chết. pH ảnh hưởng lớn và có tác động lên môi trường, cụ thể là sự phát triển của tảo, hoạt động của hệ sinh vật trong ao nuôi, các phản ứng hóa sinh của chu trình chuyển hóa vật chất trong ao, trạng thái tồn tại khác nhau của một số chất trong ao.

Trong ao nuôi tôm, việc duy trì ổn định độ pH=7,5-8,5 là phù hợp nhất với sinh trưởng và phát triển của tôm. Để điều khiển độ pH thích hợp trong ao nuôi tôm cần làm tốt những việc sau:

- Bón vôi đúng liều lượng để tăng pH đáy ao khi cải tạo ao; sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi. Lượng vôi bón phụ thuộc vào pH đáy ao,

* Nếu pH > 6 bón 300-600kg/ha,
* Nếu pH < 5 hoặc > 8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát với liều lượng 0,3kg/1.000m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy. Lưu ý, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của vi sinh vật có lợi sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao trong ngắn hạn.
* Trường hợp pH tăng cao đột ngột > 9,0 vào những buổi chiều nắng to, pH biến động rất lớn trong một ngày đêm, trường hợp này do tảo phát triển quá mạnh và độ cứng (hàm lượng CaCO3) thấp, Tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Trường hợp này nên xử lý như sau: có thể sử dụng Fomol phun xuống ao với liều lượng 3-4ml/m3 nước ao để diệt tảo (hoặc dùng một số hóa chất diệt tảo có trên thị trường), bón dolimit hoặc vôi với liều lượng 100-200kg/ha để tăng độ cứng và tăng hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay nước để ổn định sự phát triển của tảo.

Độ cứng của nước

Độ cứng của nước liên quan tới tổng số nguyên tử kim loại hoá trị 2 (divalent metal ions) mà chính yếu là calcium và magnesium trong môi trường đó.

Độ cứng của nước được tính bằng mg/l của chất calcium carbonate (CaCO3) trong nước và có các tên gọi khác nhau được ghi dưới đây:

+ 0-75 ppm CaCO3 : Mềm (soft)
+ 75-150 ppm CaCO3 : Hơi cứng (moderately hard)
+ 150-300 ppm CaCO3 : Cứng (hard)
+ Trên 300 ppm CaCO3 : Rất cứng

Nước trong ao hồ có độ cứng 20-150 ppm thì thích hợp cho việc nuôi tôm cá. Ở đây ta cũng cần lưu ý rằng độ cứng của nước và chất kiềm tự chúng không giúp đưa năng suất ao hồ lên cao được mà cần có sự hiện diện của yếu tố phospho và các yếu tố chính yếu khác cùng phối hợp. Nhưng nước có độ cứng cao quá (trên 300 ppm) sẽ làm giảm sự thay vỏ (molting) và mức tăng trưởng của tôm càng xanh, theo một thí nghiệm ở Đại học Hawaii.

Độ cứng của nước

Độ cứng của nước liên quan tới tổng số nguyên tử kim loại hoá trị 2 (divalent metal ions) mà chính yếu là calcium và magnesium trong môi trường đó.

Độ cứng của nước được tính bằng mg/l của chất calcium carbonate (CaCO3) trong nước và có các tên gọi khác nhau được ghi dưới đây:

+ 0-75 ppm CaCO3 : Mềm (soft)
+ 75-150 ppm CaCO3 : Hơi cứng (moderately hard)
+ 150-300 ppm CaCO3 : Cứng (hard)
+ Trên 300 ppm CaCO3 : Rất cứng

Nước trong ao hồ có độ cứng 20-150 ppm thì thích hợp cho việc nuôi tôm cá. ở đây ta cũng cần lưu ý rằng độ cứng của nước và chất kiềm tự chúng không giúp đưa năng suất ao hồ lên cao được mà cần sự hiện diện của yếu tố phosphor và các yếu tố chính yếu khác cùng phối hợp. Nhưng nước có độ cứng cao quá (trên 300 ppm) sẽ làm giảm sự thay vỏ (molting) và mức tăng trưởng của tôm càng xanh, theo một thí nghiệm ở Đại học Hawaii.

Độ đục của nước

Độ đục của nước được xác định bởi đĩa Secchi, một cách đơn giản ta kết luận là độ đục của nước ao thích hợp nếu đĩa Secchi được đọc ở trong khoảng 25-40cm. Điều này có nghĩa là nếu độ đọc trên đĩa Secchi mà ngắn hơn 25cm thì nước ao quá đục, ngược lại nếu độ đọc này ở mức xa hơn 40cm thì nước ao lại quá trong, đồng nghĩa với nước quá nghèo chất dinh dưỡng.

Trong ao, độ đục thường do các phiên sinh vật phát triển quá nhiều. Độ đục trong nước sẽ bất lợi nếu gây ra bởi chất sét hoặc các vật vô sinh vì cản trợ sự xuyên qua của ánh sáng, làm giảm khả năng sản xuất của ao hồ. Nếu độ đục gây ra bởi các chất vô sinh mà quá cao thì tôm, cá sẽ bị nghẹt bộ phận hô hấp. Ngoài đĩa Secchi người ta còn dùng kính hiển vi để đếm số tế bào phiêu sinh trong 1 ml để xác định sự phát triển phiêu sinh trong ao nhiều hay ít.

Oxy hòa tan (DO)

Đây là yếu tố quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng trong kỹ nghệ nuôi tôm. Lượng dưỡng khí thấp trong ao dễ gây cho tôm chết nhiều hơn cả.

So với lượng oxygen trong không khí là 200.000ppm (1ppm = 1 phần triệu), thì số oxygen hoà tan trong nước rất ít, nhưng ta chỉ cần 5ppm oxygen trong nước là đủ cho tôm hô hấp một cách an toàn. Trong ao hồ, hiện tượng quang tổng hợp của các phiêu sinh vật là yếu tố chính tạo nên oxygen hoà tan trong nước. Vì hiện tượng này chỉ xảy ra trong ban ngày, dưới ánh nắng mặt trời nên về ban đêm và ngay cả về ban ngày nhưng thời tiết u ám kéo dài thì ao hồ không đủ oxygen cho tôm. Để giải quyết vấn đề này, người ta sử dụng máy sục khí hoặc thay lớp nước mới vào ao để tạo thêm oxygen. Tình trạng thiếu oxygen trong ao cũng xẩy ra khi thực vật thuỷ sinh bị chết quá nhiều do việc sử dụng các hoá chất.

Oxy hoàn tan (ppm) - DO và phản ứng của tôm
- 0.3 : tôm bị chết
- 1.0 : tôm bị ngạt thở
- 2.0 : tôm không lớn được
- 3.0 : tôm chậm lớn
- 4.0 : tôm sinh sống bình thường
- >4.0 : tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh

Các triệu chứng của tôm khi ao hồ bị thiếu oxygen: Tôm sẽ tập trung gần mặt nước,gần vị trí dẫn nước vào ao hồ hoặc dọc theo bờ ao, tôm sẽ giảm di chuyển nhưng gia tăng tốc độ hô hấp, có thể hôn mê và chết. Khi trong môi trường nước có quá nhiều chất khí bão hoà thặng dư hoà tan, tôm sẽ bị bệnh hoặc chết khi các chất khí hoà tan này xâm nhập hệ thống tuần hoàn tạo thành những hạt bong bóng (bubble) còn gọi là emboli, làm cản trở sự lưu thông máu tạo và ra bệnh "gas bubble diseas" Chất khí thặng dư trong môi trường nước thưởng xẩy ra trong những trường hợp sau đây:

* Quang tổng hợp của thực vật phiêu sinh quá nhiều đưa tới sự bão hoà của oxygen trong nước, (đĩa Secchi đọc được ở mức 10cm, hoặc ngắn hơn).
* Nhiệt độ nước nếu gia tăng nhanh cũng gây ra gas bubble disease vì khả năng bền chặt của các chất khí trong nước tỷ lệ nghịch với nhiệt độ nước.
* Sự pha trộn giữa các chất khí và nước dưới 1 áp suất nào đó, khi áp suất này giảm đi, các chất khí sẽ ra khỏi dung dịch nước và tạo thành "bong bóng". Chỗ chứa nước mới bơm vào, vị trí các đập nước... có thể dẫn tới tình trạng gas saturation.

Gas bubble disease không đáng ngại trong các ao hồ nuôi tôm nhưng cần lưu ý ở trong các dụng cụ chứa nước, tiếp nhận sự xáo trộn nước quá mạnh.

Ảnh hưởng của Độ mặn trong nước

Các loài giáp xác có khả năng thích nghi của chính bản thân theo sự thay đổi độ mặn của môi trường nước.

Trong chu kỳ sống của tôm sú, trứng được đẻ dọc bờ biển, tiếp theo giai đoạn ấu trùng (gồm Zoea, Mysis), tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành có tập tính sống vùng nước có độ mặn thay đổi rộng. Bản thân nó có thể thích ứng với điều kiện môi trường thay đổi từ từ, tôm sú có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt.

Trong tự nhiên, khi tôm gần trưởng thành và trưởng thành chúng sẽ di chuyển tới vùng có điều kiện môi trường thương đối ổn định hơn. Ở nước ta, thấy rõ điều này: nước biển, độ mặn từ Vũng Tàu trở ra Miền trung ổn định hơn, dọc bờ biển có xuất hiện tôm sú trưởng thành quanh năm, còn từ Gò Công đến Cà Mau, độ mặn thay đổi theo mùa, tôm sú trưởng thành ít phân bố. Trong tự nhiên, tôm bột phân bố nhiều trong vùng môi trường có độ mặn thấp, chứng tỏ yếu tố di truyền của chúng thích ứng được môi trường thay đổi độ mặn rộng.

Độ mặn là tổng số những nguyên tử kết tinh, hoà tan trong nước và được tính bằng gram trong 1 lít hay là phần ngàn, trong đó các nguyên tử chính yếu là Sodium và Chloride, còn lại là các chất với thành phần ít hơn: magnesium, calcium, potassium, sulfate và bicarbonate. Hiển nhiên là áp suất thẩm thấu tăng lên khi độ mặn tăng, nhu cầu về độ mặn thay đổi tuỳ theo từng loại tôm và thời điểm trong chu trình sinh sống của mỗi loại; Lúc còn nhỏ tôm dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ mặn một cách đột ngột hơn là lúc tôm đã lớn. Một vài loại có khả năng chịu đựng sự thay đổi độ mặn khá lớn (wide tolerance) và được gọi là loại euryhaline, ngược lại là loại stanohaline. Tôm sú có thể chịu được sự biến thiên của độ mặn từ 3-45‰ (phần ngàn), nhưng độ mặn lý tưởng cho tôm sú là 18-20 ‰, tôm Thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có thể chịu được độ mặn biến thiên từ 2-40‰ nhưng với độ mặn 32-33‰ thì tôm lớn rất mau ở Hawaii. Vị đậm đà (taste) của thịt tôm mà khách hàng cảm thấy được khi thưởng thức trong các bữa ăn, có thể chịu ảnh hưởng độ mặn của nước trong khi nuôi. Khi được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao thì mức amino acid tự do (free amino acid) trong các cơ thịt cũng cao hơn, điều này làm cho tôm có vị đậm đà. Với ý thức đó, khi có nước biển sạch (vùng nước biển xa bờ) người ta dùng nước biển này để rửa và chế biến nhưng tránh dùng nước biển tại các bến cảng đậu tàu bè để rửa sản phẩm vì độ dơ bẩn của nước biển trong khu vực này rất cao. Tại địa điểm này, ta chỉ nên dùng nước đã ngọt đã khử trùng (chlorinated water).

Ảnh hưởng của Nhiệt độ của nước

Tôm cũng như tất cả các động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh (cold-blooded, poikilothermic) trái với loại thân nhiệt (warm-blooded, homoiothermic) như con người chúng ta. Tôm, cá thay đổi nhiệt độ theo môi trường bên ngoài, còn chúng ta vẫn giữ nguyên nhiệt độ 37.5oC dù môi trường bên ngoài có thể lạnh như vùng Bắc cực hoặc nóng như miền sa mạc.

Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng... Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam có thể nuôi tôm quanh năm trong khi miền Bắc chỉ khai thác được vào mùa nóng (Tôm sú). Nhiệt độ của mặt trời làm nóng lớp nước trên mặt nhanh hơn lớp dưới sâu, trong khi đó chúng ta biết tỷ trọng nước giảm đi nếu nhiệt độ gia tăng, vì vậy lớp nước trên mặt nhẹ hơn và có khuynh hướng không pha trộn với lớp nước ở dưới. Điều này đưa tới kết quả là sự hình thành của tầng thermal stratification (sự phân tầng nước). Tại vùng nhiệt đới tầng thermal stratification ảnh hưởng nhiều tới năng suất ao hồ vì đã giữ riêng nhiệt độ và oxygen ở trên mặt trong khi chất dinh dưỡng lại đáy. Ở đây việc dùng máy sục khí (Paddle wheel/Aerator) để phá vỡ tầng thermal stratification để pha trộn lớp nước trên mặt và dưới đáy là điều cần thiết trong việc sử dụng ao hồ một cách hiệu quả.

Vì lý do nói trên mà ta cần đo nhiệt độ thường xuyên không những ở trên mặt ao mà còn ở lớp nước đáy ao nữa, 2 lần mỗi ngày, sáng sớm và chiều tối. Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp. tại các ao hồ vùng nhiệt đới khoảng 28-30oC. Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ dưới 28oC nhưng tôm lớn tương đối chậm, trên 30oC tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus) mà Đài Loan là nạn nhân của tình trạng này năm 1987. Các trại nuôi tôm ở Đài Loan năm đó đã đưa nhiệt độ nước lên 33oC để tôm lớn mau hơn, tuy mùa đó tôm có lớn nhanh hơn thật nhưng ngay sau đó tôm đã bị bệnh rất trầm trọng và chết rất nhiều đến nỗi sau đó chính phủ Đài Loan đã phải ra luật lệ cấm nuôi tôm với nhiệt độ nóng hơn 30oC. Các thí nghiệm ở Hawaii cũng cho thấy tôm P. vannamei (Thẻ chân trắng) sẽ chết nếu môi trường nước thấp hơn 15oC và cao hơn 33oC trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa. Tôm sẽ ngạt nêu nhiệt độ khoảng 15-22oC và 30-33oC (ngoài ngưỡng này cần thêm một lượng Oxy trong nước cao hơn). Với tôm P.vannamei (Thẻ chân trắng), nhiệt độ chấp nhận được là 23-30oC, trong khoảng nhiệt độ này độ lớn của tôm cũng tuỳ giai đoạn tăng trưởng của tôm; Thí nghiệm cho biết lúc còn nhỏ (1gr), tôm lớn nhanh hơn trong nước ấm (30oC), tới khi tôm lớn hơn (12-18gr), tôm lại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước 27oC thay vì 30oC như lúc còn nhỏ. Khi tôm lớn hơn nữa, mà nhiệt độ lại cao hơn 27oC thì môi trường nước này hoàn toàn bất lợi cho sự tăng trưởng.

Tuesday, September 11, 2007

Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú

PHÂN LOÀI
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được định loại là:

Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Monodon - Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius

CẤU TẠO

Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:

* Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng.
* Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
* 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
* 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
* Cặp chân bụng: bơi
* Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp.
* Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)

Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.

Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.

Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.

PHÂN BỐ
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, ĐàiLoan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.

Chu kì sống của tôm sú

Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú :

Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn

* N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm
* N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm
* N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm
* N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
* N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm

Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.

* Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt.
* Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy.
* Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.

Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.

* M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
* M2: dài khoảng 4.0mm.
* M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy.

Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành

Juvenile: giai đoạn trưởng thành.

Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên. Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.

Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng. Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.

TẬP TÍNH ĂN

Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.

LỘT XÁC

Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác.

Sunday, September 9, 2007

Quản lý bệnh trong trại tôm giống

Trong sản xuất giống phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp đối phó cuối cùng, ít hiệu quả.

1. Phòng bệnh:

Phòng bệnh cho tôm phải hiểu theo hai nghĩa sau:

- Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không thể xảy ra hiện tượng sốc trong quá trình nuôi, tôm sẽ phát triển nhanh khỏe mạnh lấn át bệnh tật.

- Phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả là phòng nấm và protozoae bằng hóa chất, việc phòng bệnh bằng hóa chất và thuốc đối với virus và vi khuẩn còn ít hiệu quả.

Trong sản xuất giống có hai loại nấm thường gặp, có thể gây chết 100%, co ấu trùng tôm trong 1-2 ngày sau khi nhiễm, đó là nấm Lagenidium callinectes và Sirolpidium. Thực hiện phòng 2 loại nấm này
bằng dung dịch Treflan theo bảng sau:

Giai đoạn - Nồng độ(ppm) - Lần cho/ngày
Nauplius - 0,01 - 1
Zoae - 0,03 - 2
Mysis - 0,06 - 2
PL1 PL4 - 0,08 - 2
PL5 - 0,1 - 2

Ghi chú: Cách pha dung dịch Treflan:

- Treflan thương phẩm là loại Triflurali Elanco 44%

- Lấy 10ml Treflan pha vào 1000ml nước cất ta có dung dịch A

- Để Treflan 0,01ppm, ta lấy 1ml dung dịch A cho vào 1m3 nước bể nuôi ấu trùng.

2. Trị bệnh:

Phải thường xuyên quan sát ấu trùng qua kính hiển vi, khi thấy xuất hiện dấu hiệu gây bệnh, phải trị ngay mới mang lại hiệu quả.

2.1 Bệnh vi khuẩn dạng sợi (Filamentous bacteria)

Bệnh này thường gặp ở giai đoạn Postlarvae, các sợi nấm bám đầy các phần phụ của tôm, làm cho Postlarvae khó bơi, ăn yếu và sẽ xuất hiện các bệnh khác kèm theo như hoại tử (necrosis), nếu phát hiện sớm có thể trị bệnh có hiệu quả. Trị bệnh bằng Sunfat đồng (CuSO4) với nồng độ 0,15 - 0,25ppm trong 24h.

2.2 Bệnh hoại tử (necrosis)

Bệnh hoại tử có 2 dạng: Vi khuẩn ăn mòn các phần phụ hoặc các phần phụ bị chết (chẳng hạn như hoại tử các nhánh chân bụng). Trong 2 dạng nhiễm bệnh trên, dạng thứ 2 khó trị hơn. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị có hiệu quả bằng cách sử dụng, hay Oxytetracylin 5 - 10ppm, hay Furazon 2-3ppm, trị liên tiếp 3 ngày sẽ khỏi. Nếu phát hiện chậm, tỷ lệ sống PL5 sẽ thấp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường không thuận lợi.

2.3 Bệnh lột xác dính vỏ (Exuvia Entrapment)

Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn Postlarvae, khi lột xác một phần vỏ dính lại trên các phần phụ như chân ngực, chân bụng làm cho tôm khó hoạt động. Nguyên nhân gây bệnh là do NH4 trong bể ao 9 từ 0,01ppm trở lên. Wickins (1972) cho rằng khi sử dụng thức ăn là trứng bào xác Artemia Utah dễ bị gây bệnh này, không thấy xảy ra ở Artemia hiệu San Francisco Bay trong sản xuất giống tôm càng, Bowser và cộng sự (1981) cho rằng tăng thêm Lexitin (Photpholipit) trong thức ăn, hạn chế được bệnh này.

2.4 Bệnh phát sáng (Luminescent vibriosis)

Bệnh phát sáng trên tôm, thường xảy ra trong tất cả các giai đoạn.

Cần phân biệt rõ sự phát triển trên tôm. Nếu trong bể tôm có các đốm sáng lớn trên những con tôm chết, đó là do các tập đoàn Coccobacilli tấn công vào các con gây chết phát sáng, thì hiện tượng lâm sàng này không quan trọng.

Khi nước biển xử lý không tốt sẽ thường gặp hiện tượng này. Nếu phát sáng trên các con sống, đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của tôm thì đó là bệnh Vibrio harveyi và Vibrio splendidus gây nên.

Chen (1989) phần được trong gan tụy tạng tôm sú có 18 loài Vibri trong đó có Vibrio harveyi chiếm 26,9% và V. splendidus chiếm khoảng 0,5%. Hai loại này thường làm tôm bị chết nhiều, có lúc tới 100%, chúng có thể kháng lại 24 loại thuốc kháng sinh (theo Baticados và cộng sự 1991). Chỉ có một loại kháng sinh kiềm chế bợt sự phát triển của hai loại Vibrio này. Đối với loại bệnh này chỉ phòng bệnh mới có hiệu quả.

Do bản thân các loại Vibrio này có nguồn gốc từ nước biển nên việc phòng bệnh sẽ thông qua việc xử lý thật kỹ nguồn nước nuôi.

2.5 Bệnh do nguyên sinh động vật (Protozoea)

Bệnh này do một số loài nguyên sinh động vật như Zoothammium, Rpistylis, Vorticella, Acineta... chúng tấn công vàomắt mang các phần phụ của tôm, làm cho tôm yếu kém, kén ăn và di chuyển khó khăn rồi chết.

Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do chăm sóc kém, làm cho môi trường nuôi bị xấu, hàm lượng các chất hữu cơ trong bể cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên sinh động vật phát triển.

Điều trị bằng Chloroquin disphosphate 1.1ppm liên tục trong 2 ngày, hay tắm Formaline 25 - 30 ppm trong 15 - 20 phút. Để phòng trừ bệnh này phương pháp chủ yếu vẫn là biện pháp quản lý môi trường nuôi tốt.

Kỹ thuật nuôi ấu trùng

Trong qui trình sản xuất tôm sú giống, kỹ thuật quản lý chăm sóc bể ương ấu trùng đóng vai trò đặc biệt quan, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất. Vì vậy, đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm đầy đủ và vận dụng tốt những yêu cầu kỹ thuật của quy trình đề ra như:

- Nắm được những đặc điểm sinh học cơ bản của tôm sú cần thiết cho sản xuất giống (về hình thái các giai đoạn ấu trùng, điều kiện môi trường sống, tính ăn trong từng giai đoạn..v.v..), kỹ thuật sử lý nguồn nước, kỹ thuật sản xuất thức ăn tự nhiên (tảo), kỹ thuật sản xuất thức ăn chế biến, kỹ thuật sử dụng thức ăn tươi sống (Artemia) để thực hiện quy trình một cách chặt chẽ và đồng bộ.

- Thành thạo các thao tác kỹ thuật trong qua trình sản xuất như: Xử lý, thuần hóa và thả Nauplius, cách cho ăn, chăm sóc, vệ sinh thay nước, kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của ấu trùng, vận hành sản xuất kịp thời điều chỉnh một số vấn đề thường xảy ra trong quá trình nuôi.

2. Các bước tiến hành:

2.1 Chuẩn bị nước thả Nauplius (Xem phần xử lý nước)

Trại sản xuất giống đã được chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất, nước được cấp trước khi thả ấu trùng 1 ngày, khoảng 60% dung tích bể nuôi, sau đó cấp thêm từ từ ở giai đọan Zoae 2 và Zoae 3.

2.2 Chuẩn bị thức ăn:

Thức ăn nuôi ấu trùng gồm nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn ấu trùng khác nhau như tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến, Artemia.

Hiện nay trên thị có nhiều loại thức ăn tổng hợp dạng vi nang được dùng bổ sung thay thế một phần hoặc thay thế toàn bộ thức ăn tươi tự nhiên như (AP0 Frippak, No, Lansy - tảo khô) cho kết quả tốt. Đây là một nhuận lợi cho người sản xuất điều chỉnh khi thiếu thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên nên kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp khô để nuôi ấu trùng thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, chất lượng con giống tốt hơn.

Tảo tươi là thành phần thức ăn bắt buộc trong giai đoạn Zoae 1 - Zoae 3 và được duy trì cho đến cuối giai đoạn Mysis.

2.3 Mật độ nuôi ấu trùng

Mật độ nuôi ấu trùng được tính cho toàn bộ 100% dung dịch bể nuôi. Mật độ ấu trùng thưa sẽ dư thừa thức ăn, mật độ nuôi quá dày thỉ sẽ khó chăm sóc, chất lượng tôm giống kém. Nên nuôi với mật độ từ 90-130 ấu trùng/lít.

2.4 Thuần hóa, xử lý và thả ấu trùng (Nauplius)

Ấu trùng trước khi đưa vào thả nuôi cần được cân bằng các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối...) giữa nơi sản xuất ấu trùng và trại ương. Việc cân bằng nhiệt độ được thực hiện bằng cách ngâm cả bao đựng cả Nauplius vào bể đến khi nhiệt độ nước trong bao và trong bể nuôi bằng nhau. Nếu môi trường chênh lệch không lớn lắm có thể thả Nauplius vào thùng, chậu, duy trì sục khí lấy nước trong bể nuôi thêm từ từ cho đến khi nhiệt độ cân bằng nhau.

- Xử lý ấu trùng: Nên xử lý ấu trùng trước khi thả vào bể nuôi để ngăn ngừa mầm bệnh. Cách xử lý tắm ấu trùng trong nước có chứa formalin nồng độ 200 - 300ppm (200 - 300ml formallin/1m3nước)trong thời gian 30 giây hoặc tắm bằng Iodphor nồng độ 0,1ppm trong 15 phút (lưu ý cách tính toán - pha nồng độ các hóa chất xử lý). Trong quá trình thuần hóa, xử lý, cần thay đổi toàn bộ nước đựng ấu trùng từ trại tôm mẹ, mọi thao tác phải được thực hiện nhanh gọn, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc đưa ấu trùng ra khỏi môi trường nước.

2.5 Quản lý bể nuôi ấu trùng.

Đòi hỏi kỹ thuật viên vận dụng lịch chăm sóc chính xác và đầu tư thời gian thích đáng để kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động sống và phát triển của ấu trùng, thực hiện nghiêm ngặt các bước chăm sóc và có những điều chỉnh khi cần thiết.

2.5.1 Chăm sóc Nauplius:

Giai đoạn ấu trùng Nauplius dinh dưỡng noãn hoàn nên chưa phảicung cấp thức ăn. Việc chăm so`c chỉ cần cấp sục khí nhẹ, đều, không để ấu trùng chìm xuống đáy bể và thường xuyên quan sát khi thấy xuất hiện ấu trùng Zoae thì bắt đầu cho ăn.

2.5.2 Chăm sóc ấu trùng Zoae:

Ở giai đoạn này, ấu trùng có tính ăn lọc liên tục, vì vậy mật độ tảo trong bể nuôi phải được duy trì thường xuyên (theo bảng 1), mõi ngày cho ăn 4-5 lần tảo tươi. Tảo được cho ăn từ giai đoạn Zoae 1 tăng dần dần ở cuối Zoae 1 đến Zoae 2, tăng tối đa ở giai đoạn Zoae 3 và giảm dần ở giai đoạn Mysis.

Trong giai đoạn Zoae 2, Zoae 3 có thể bổ sung thêm tảo khô, thức ăn tổng hợp 2-3 lần/ngày. Chú ý thường xuyên theo dõi trong bể ương lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh. Phải xi - phông ngay mỗi khi nhận thấy phân ấu trùng đã vón cục chìm xuống đáy tránh gây ô nhiễm nước nuôi trong giai đoạn này ta chỉ cần thêm nước.

2.5.3 Chăm sóc ấu trùng Mysis

Ấu trùng giai đoạn này có tập tính bắt mồi chủ động, thức ăn là động vật phù du. Hiện nay thức ăn sử dụng để nuôi ấu trùng Mysis chủ yếu là ấu trùng Artemia, đây là thức ăn thích hợp nhất và thuận tiện cho người sử dụng. Thức ăn tổng hợp được bổ sung xen kẽ với Artemia. Lượng cho ăn được trình bày trong bảng 1.

Mõi ngày cho ăn khoảng 6-8 lần (chia đều thời gian và lượng thức ăn trong 2 ngày, chú ý tính toán lượng thức ăn sao cho vừa đủ, nếu dư thừa sẽ gây lãng phí và dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi (ấu trùng Artemia nếu dư thừa chúng sẽ tiếp tục phát triển trở thành sinh vật cạnh tranh với ấu trùng tôm về thức ăn và dưỡng khí).

Ấu trùng Mysis có nhu cầu dưỡng khí cao và có tập tính bơi lội dạng treo nên dễ bị lắng đáy. Do đó phải theo dõi kỹ càng để kịp thời có những điều chỉnh giúp ấu trùng bơi lội đều trong nước (như dùng vòi sục khí hoặc khuấy đảo nước để nâng ấu trùng lên). Phân của ấu trùng Mysis dạng rời rạc, lơ lửng trong nước nên phải thay nước để giữ ổn định môi trường.

Thời gian biến thái của ấu trùng Mysis tùy thuộc vào nhiệt độ nước thông thường 4-6 ngày ở nhiệt độ 27 - 290C thì chuyển qua giai đoạn Postlarvae.

2.5.4 Chăm sóc hậu ấu trùng (Postlarvae)

Kỹ thuật chăm sóc Postlarvae tương tự như chăm sóc Mysis. Postlarvae thường bám vào thành, đáy bể và có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng sục khí để bắt mồi, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. Vì vậy trong giai đoạn này phải cho tôm ăn thật đầy đủ, thức ăn chủ yếu là Artemia và thức ăn tổng hợp. Cũng có thể dùng thêm thức ăn chế biến như: thịt hàu, tôm bóc vỏ, trứng xay nhuyễn, hấp chín, chà qua lưới, lọc lấy phần hợp cỡ để cho ăn. Sau mỗi lần cho ăn phải kiểm tra xiphong đáy thức ăn chế biến dư thừa trong bể.

* Lưu ý: Trong giai đoạn này tôm sử dụng nhiều thức ăn nên lượng nước cần thay hằng ngày cũng phải nhiều hơn. Khi Postlarvae đạt 13-15 ngày tuổi thì có thể thu hoạch, chuyển qua ao ương thành tôm giống hoặc thả trực tiếp để nuôi thành tôm thịt.

2.6. Quản lý chất lượng nước:

Trong quá trình sống và phát triển ấu trùng sẽ thải phân và vỏ (do lột xác) làm dơ bẩn nước nuôi. Vì vậy muốn giữ ổn định môi trường nuôi, hàng ngày phải tiến hành vệ sinh, thay nước.

* Cách vệ sinh thay nước:

- Xiphong đáy: Giảm nhẹ sục khí, dùng ống xiphong hút ra toàn bộ đáy bể, loại bỏ hết cặn bả, thức ăn dư thừa, vỏ và xác ấu trùng chết ra ngoài qua vợt hoặc ống hermet thu ấu trùng còn sống thả lại bể nuôi.

- Thay nước: Dùng dụng cụ thay nước hút nước ra ngoài đến mức cần thay, sau đó cấp nước mới có cùng điều kiện thủy lý, hóa vào (để tránh xảy ra sự thay đổi đột ngột về môi trường).

Bảng 2: Kích thước mắt lưới sử dụng cho dụng cụ thay nước và lượng nước cần thêm, hoặc thay trong các giai đoạn ấu trùng.

Giai đoạn/Kích thước mắt lưới (μ)/Lượng nước cần thêm (%)/Lượng nước thay (%)
Zoae 1 / - / - / -
Zoae 2 / - / 20 / -
Zoae 3 / - / 20 / -
Mysis 1 đến PL5 / 500 / - / 20 - 30
PL1 đến PL15 / 700 / - / 40 - 60

2.7 Phòng bệnh

Trong quá trình nuôi ấu trùng, do mật độ ấu trùng cao, môi trường là nước nên bệnh tật rất dễ lây lan. Do đó những biện pháp kỹ thuật đúng đắn xuyên suốt toàn bộ quy trình từ khâu xử lý nước, chuẩn bị bể, chuẩn bị thức ăn, quá trình vận hành chăm sóc đu7ọc xem là phương pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất. Bởi vì nếu kiểm soát được các yếu tố môi trường và thức ăn phù hợp sẽ giúp ấu trùng phát triển nhanh, khỏe mạnh có khả năng kháng bệnh. Ngoài ra trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng một số loại thuốc, hóa chất để hạn chế phát triển một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh như:

- Treflan, Malachite green có tác dụng phòng nấm.

- Oxytertracylin có tác dụng phòng trị vi khuẩn.

2.8 Thu hoạch và vận chuyển Postlarvae

2.8.1. Thu hoạch:

Rút cạn nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt Postlarvae ra thùng, chậu. Tiến hành định lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae xuất cho người ương, nuôi đồng thời tính được kết quả sản xuất và tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất giống, hạch toán lỗ, lãi.

2.8.2. Vận chuyển Postlaevae:

Đóng tôm vào túi nilon có nước và oxy. Mật độ tôm, trong bao tùy thuộc vào quãng đường và thời gian vận chuyển. Mật độ vận chuyển thông thường. 300 - 500 PL/lít (với thời gian vận chuyển trên 10 giờ) 500 - 800 PL/lít (với thời gian vận chuyển dưới 10 giờ) Giữ nhiệt độ trong bao khoảng 22 - 24 0C có tác dụng làm tôm ít hoạt động giảm lượng tiêu hao oxy, không ăn thịt lẫn nhau do vậy, giảm được sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Kỹ thuật nuôi tôm vỗ tôm bố mẹ cho đẻ

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn. Nhưng việc xử dụng tôm bố mẹ ngoài tự nhiên bị hạn chế bởi tính mùa vụ và tập tính sinh sản. Mặt khác các bãi tôm đã khai thác khá triệt để. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu tạo nguồn tôm bố mẹ nhân tạo đã được đặt ra từ lâu. Năm 1943 Panous đã phát hiện ra nuôi tôm thành thục bằng phương pháp cắt mắt. Từ đó đến nay phương pháp này được hoàn thiện dần và được áp dụng thành công ở nhiều nước.

1. Cách tuyển chọn tôm bố mẹ

Tôm mẹ được thu thập từ biển khơi hoặc trong các ao đầm.

Các tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ.

Trọng lượng: Đối với tôm cái ≥ 100 gr, đối với tôm đực ≥ 60gr
Màu sắc tươi sáng, bóng mượt
Hình dáng ngoài không bị tổn thương
Bộ phận sinh dục ngoài hoàn chỉnh.

2. Vận chuyển:

- Phương pháp hở:

Tôm được chứa trong thùng từ 20 - 40 lít, có sục khí và mật độ tương đương 1 con/5 lít
Thời gian vận chuyển quá 8 tiếng phải cho ăn và thay nước.
Nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển không vượt quá 30 độ C

- Phương pháp kín :

Tôm chứa trong túi nhựa (loại túi chuyên dùng 40 x 60 x 60cm) có chứa oxy
Thời gian vận chuyển không quá 14 tiếng.
Nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển không vượt quá 30 độ C

3. Kỹ thuật nuôi tôm phát dục:

3.1 Xử lý:

Tôm bố mẹ vận chuyển về trại được xử lý trước khi đưa vào bể nuôi để loại trừ mầm bệnh và tránh lây lan về sau.

Hóa chất thường dùng để xử lý bao gồm trong các loại sau:

Formalin: 25-50ppm
Treflan : 0,5-1ppm
KMnO4: 2-3ppm
Malachite green: 2 - 5 ppm (hiện nay đã cấm sử dụng)

Thời gian xử lý thường từ 15-30 phút
Trong quá trình nuôi vỗ, định kỳ từ 3-4 ngày xử lý tôm 1 lần để loại mầm bệnh bám trên vỏ.
Khi chọn tôm, chuẩn bị cho đẻ phải xử lý để tránh lây bệnh cho ấu trùng.

3.2 Cắt mắt:

3.2.1 Nguyên lý:

Ở giáp xác mười chân (Decapoda) tiếp giáp giữa cầu mắt và cuống mắt của chúng có cơ quan X và tuyến sinus tiết ra MIH (Molt Inhibiting Hormone) ức chế lột xác và GIH (Gonad Inhibiting Hormone) ức chế thành thục sinh dục.

Cơ quan Y nằm ở gốc chân hàm lớn, sản xuất Ecdysone (Hocmon lột xác)

Trong điều kiện bình thường MIH kìm mãm lột xác và GIH kìm hãm thành thục sinh dục. Khi những yếu tố sinh lý và môi trường có lợi cho việc tái sản xuất, hoạt động MIH và GIH giảm do đó sự lột xác hoặc thành thục sinh dục xảy ra dưới tác động của Ecdysone và GSH (Gonad Stymulating). GSH được phóng thích từ hạch ngực và hạch não của hệ thần kinh.

Như vậy khi cắt mắt (phá hủy cơ quan X và tuyến sinus) sẽ làm giảm lượng MIH và GIH. Khi đó tôm sẽ nhanh chóng thành thục sinh dục hoặc lột xác.

3.2.2. Các phương pháp cắt mắt:

- Dùng dao lam xẻ đầu mắt
- Dùng chỉ buộc
- Dùng kẹp nóng kẹp cuống mắt
- Dùng kéo cắt

* Chú ý: Chỉ cắt mắt khi tôm mẹ khỏe mạnh, không bệnh. Tất cả các thao tác phải nhanh, chính xác. Trong quá trình cắt mắt tôm được để trong nước.

3.3 Quản lý chăm sóc:

3.3.1 Điều kiện môi trường nuôi tôm bố mẹ:

Độ mặn : 28 - 34%
Nhiệt độ : 28 - 30 độ C Oxy hòa tan 4-7mg/lít
pH : 7,6-8,2 Giữ môi trường ổn định

3.3.2 Mật độ và tỷ lệ đực/cái:

Bố trí mật độ hợp lý để tránh ô nhiễm, bệnh tật cũng như tiết kiệm được chi phí chăm sóc và tỷ lệ giao vỹ đạt cao.
Bể nuôi vỗ bố trí mật độ 3-5 con cái/m2. Bể giao vỹ 2-4 con/m2 (tỷ lệ đực/cái là 1/1).
Thường xuyên kiểm tra chọn những cá thể cái đang ở giai đoạn tiền lột xác chuyển sang bể giao vỹ.

3.3.3 thức ăn và chế độ cho ăn:

Thức ăn là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ thành thục, chất lượng buồng trứng và chất lượng ấu trùng.

Phối hợp nhiều loại thức ăn trong khẩu phần để đảm bảo dinh dưỡng cũng như phù hợp tập tính ăn của từng cá thể.

Loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, mực ống, hàu, nghêu, trai, giun biển, ốc càng và thịt bò.

Ngày cho ăn 3 lần: 8 giờ sáng, 17h chiều và 23 giờ đêm.

Lượng cho ăn hàng ngày bằng 10-15% tổng trọng lượng cơ thể đàn tôm mẹ trong thời kỳ phát dục. Bằng 3-5% tổng trọng lượng cơ thể tôm mẹ trong giai đoạn lột xác.

3.3.4 Thay nước:

Hàng ngày thay nước 2 lần, mỗi lần 100%, bảo đảm nguồn nước nuôi đưuọc sạch. Cân bằng độ mặn và nhiệt độ giữa nước cấp và nước trong bể nuôi.

3.3.5 Cho đẻ:

Kiểm tra tôm mẽ hằng ngày vào 7h tối, nếu phát hiện tôm mang trứng ở giai đoạn III, IV thì chuyển ngay tôm mẹ sang bể cho đẻ.

Thời gian đẻ của cá thể đầu và cuối trong cùng 1 bể không quá 2 tiếng.

Mật độ trứng khoảng 1.000.000 trứng/m3

Tôm thường đẻ vào ban đêm, khoảng 8 giờ tối - 3h sáng. Tôm sú chuẩn bị đẻ, màu sắc sậm lại sau đó bơi lên mặt nước nghiên mình và đẻ trứng. Khi tôm đẻ 3 đôi chân sau chụm lại duỗi về sau, cơ cử động nhịp nhàng giúp quá trình đẻ trứng và phóng tinh. Các đôi chân bơi cử động mạnh giúp tôm mẹ bơi về phía trước cho trứng thụ tinh và phân tán ra. Quá trình đẻ có thể liên tục hoặc gián đoạn.

* Đánh giá chất lượng đẻ:
Tốt Mùi tanh ít Bọt ít và nhỏ Trứng rời Có màng thụ tinh Sau đẻ 30 phút có phân cắt 2 tế bào Xấu Mùi tanh Bọt nhiều và có nhớt Trứng vón Ít màng thụ tinh Sau đẻ 30 phút đa số trứng không phân cắt, trứng vỡ nhiều.

3.3.6 Thu ấu trùng (Nauplius)

Tại bể ấp, sau khi đẻ từ 13-15h trứng nở thành ấu trùng. Khi chuyển sang ấu trùng 3-4, tắt sục khí treo đèn, ấu trùng hướng quang nổi lên mặt nước. Ta dùng vợt thu ấu trùng vớt ra thùng, sau khi thu xong ấu trùng tiến hành định lượng, rửa sạch và chuyển đến trại ương nuôi.

Tiêu chuẩn ấu trùng có chất lượng tốt: Hướng quang mạnh, Các phụ bộ đủ và thẳng, Không dị dạng, Màu sắc xám sáng

Kỹ thuật sử dụng trứng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm

Trứng Artemia là loại thức ăn không thể thiếu trong nuôi ấu trùng Tôm sú. Sau đâu là phương pháp sử dụng trứng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng Tôm sú.

1. Giới thiệu:

1.1 Đặc điểm sinh học:

Artemia là tên khoa học của một loài giáp xác có tính rộng muối (từ vài phần ngàn đến 250‰). Chúng thường sống ở biển tự nhiên hoặc được nuôi trong ruộng muối.

Artemia ăn lọc không có tính chọn lựa, thức ăn chủ yếu là các hạt lơ lững trong nước và các sinh vật cỡ như tảo và vi khuẩn.

Với chu trình biến thái ngắn, sau 10 - 15 ngày chúng có thể đạt giai đoạn trưởng thành và tham gia sinh sản , tùy theo điều kiện môi trường Artemia có sự sinh trưởng và sinh sản khác nhau, có dòng đơn tính, dòng lưỡng tính, đẻ con hay đẻ trứng. Khi nồng độ muối cao hơn 70 ‰ và dinh dưỡng kém, nhiệt độ cao thì Artemia có xu hướng đẻ trứng bào xác.

Ấu trùng Artemia vừa mới đẻ hay mới nở có kích thước 400 - 500 μ, con trưởng thành dài không quá 20mm. Trong quá trình phát triển Artemia trải qua 15 lần lột xác, sau mỗi lần thay đổi cả về hình dạng lẫn kích thước. Artemia có thể sinh sản lần đầu sau 8 ngày phát triển, thường là sau 12-15 ngày. Mỗi lần đẻ khoảng 300 trứng hoặc con, với chu kỳ đẻ 4 ngày /lần. Trong điều kiện tốt Artemia sống được vài tháng (6 tháng).

1.2 Giá trị sử dụng:

Ấu trùng Artemia là thức ăn quan trọng trong sản xuất tôm giống, vì:

Thích hợp:

- Ấu trùng Artemia di chuyển chậm, kích cỡ nhỏ phù hợp với ấu trùng tôm.

- Dinh dưỡng cao:

- Ấu trùng Artemia chứa nhiều đạm, axit béo không no và dễ tiêu hóa.

Thuận tiện:

Ấu trùng Artemia dễ sử dụng, dễ bảo quản và bán sẵn trên thị trường.

1.3 Nguồn cung cấp:

Hàng năm trên thị trường thế giới có khỏang 2000 tấn trứng bào xác khô được bán ra quanh năm với nhiều nguồn khác nhau như: mỹ, Tây Ban Nha, Brazin, Canada, Trung Quốc, Thái Lan... và Việt Nam (Vĩnh Châu, Phan Thiết). Tùy theo từng nguồn và từng đợt sản xuất mẫu mã, chất lượng và giá cả khác nhau.

2. Trứng bào xác:

2.1 Cấu trúc:

Trứng bào xác có cấu trúc làm 2 phần: phần vỏ trứng và phần phôi. Vỏ trứng gồm 3 lớp: lớp chlorin, lớp màng ngoài bì và lớp màng phôi.

- Lớp chlorin cứng, màu nâu nhạt đến nâu đen. Lớp nầy có vai trò bảo vệ phôi khỏi bị tác động cơ học và phóng xạ. Khi bị oxy hóa bởi thuốc tẩy, lớp này sẽ bị phá hủy.

- Lớp màng ngoài bì có tác dụng bảo vệ phôi không bị các phân tử lớn hơn phân tử CO2xâm nhập vào.

- Màng phôi là một lớp trong suốt và cách biệt với phôi bởi màng nội bì. màng này sẽ biến thành màng nở trong quá trình trứng nở.

Phôi là một phôi vị đồng nhất. Phôi sẽ ngừng trao đổi chất khi hàm lượng nước trong trứng dưới 10%. Khi hàm lượng nước trên 10% phôi sẽ bắt đầu hoạt động và trong điều kiện có Oxy sẽ làm phá vỡ hệ Enzym chuyên biệt trong trứng bào xác.

2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự trao chất:

- Nhiệt độ: Trứng bào xác (chứa nước 2-5‰) có khả năng chịu đựng biên độ nhiệt rộng từ -21 đến + 600C trong thời gian ngắn có thể chịu được 60 - 900C. Đối với trứng đã trương nước, khả năng chịu nhiệt có khác nhau:

* Dưới: - 180C và trên +400C: khả năng sống không bị ảnh hưởng.

* Từ 4 đến 320C: hoạt động trao đổi chất xảy ra.

- Nồng độ muối: Khi độ muối cao phôi sẽ tiêu thụ nhiều hơn nguồn năng lượng dự trữ của phôi.

- Ánh sáng: là yếu tố rất cần thiết cho phôi hoạt động.

2.3 Chọn lựa loại Artemia: (bảng 1)

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại Artemia với chất khác biệt. để chọn được loại tốt, ta có thể dựa vào các yếu tố sau:

* Kích thước: Tùy theo nguồn gốc mà ấu trùng Artemia có kích thước thay đổi từ 0,43 - 0,52mm. Ấu trùng tôm ở giai đoạn mysis chỉ có thể tiêu hóa được những mồi nhỏ hơn 0,45mm. Để biết được kích thước ta dùng kính hiển vi đo ít nhất 30 con ấu trùng Artemia rồi lấy giá trị trung bình.

* Điểm dinh dưỡng quan trọng của Artemia. Có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm. Hàm lượng (EPA) này thay đổi theo giòng Artemia và điều kiện sống ở nơi sản xuất.

* Tỉ lệ nở: là số lượng ấu trùng có thể nở ra từ 100 trứng bào xác.

* Tốc độ nở: là thời gian từ lúc cho trứng nở đến khi ấu trùng nở hoàn toàn.

* Hiệu suất nở: là số lượng ấu trùng nở ra từ 1gr trứng bào xác khô khi cho.

Nguồn trứng/Chiều dài (mm) / Trọng lượng khô (g)/ Năng lượng (10-3Toule)
San Francisco Bay, CA - USA/ 428/ 1,63 / 366
Macau, Brazil / 447 / 1,74 / 392
Great Salt Lake, UT - USA/ 486/ 2,42/ 541
Shark Bay, Australia / 458 / 2,47 / 576
Chaplin lake, Canada / 475/ 2,04/ 448
Tnagu, Bohai Bay, PR China / 515 / 3,09/ 681
Aibi Lake, PR China / 515 / 4,55/ -
Yunchen, PR China / 460/ 2,03/ -
Lake Urmia / 497 / - / -
Vinh Chau, Viet Nam/ 395/ -/ -

3. Phương pháp sử dụng trứng bào xác:

3.1 Sự phát triển của trứng bào xác:

Sau khi ấp trứng từ 1-2 giờ, trứng sẽ hút nước. Sau 12-15 giờ vỏ trứng vỡ ra, xuất hiện tiền ấu trùng nằm trong màng nở. Khi màng nở vỡ ra. Ấu trùng sẽ bơi tự do trong nước.

3.2 Các thông số môi trường về điều kiện nở trứng Artemia:

* Nhiệt độ: thịch hợp là 25 - 300C. Dưới 250C trứng chậm nở. Trên 350C trứng ngừng trao đổi chất. Tốt nhất nên giữ nhiệt độ ổn định trong thời gian cho nở.

* Độ mặn: Độ mặn 5-35 ‰ sẽ cho tỉ lệ nở và hiệu xuất cao hơn. Ấu trùng cũng chứa nhiều năng lượng hơn.

* pH: Thích hợp 8-8,5.Nên bổ xung thêm NaHCO3 vào môi trường để đảm bảo pH không dưới 8.

* Oxy: Hàm lượng Oxy ³ 2mg/l. Do đó nên điều chỉnh tốc độ sục khí cho thích hợp.

* Mật độ trứng ấp: Mật độ trứng ấp không nên quá 5gr/l

* Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng trên mặt nước 2000 lux thì thích hợp nhất.

3.3 Phương pháp ấp trứng:

Dụng cụ:

- Bể ấp có đáy hình chóp trong suốt hoặc mờ. thể tích 200 - 1000 lít.

- Hệ thống khí

- đèn chiếu sáng

- sàng lưới 125 μ

- Xô, chậu ca...

- Hóa chất Chlorine (thuốc tẩy)

- Tính lượng trứng bào xác cần thiết.

- Khối lượng cần ấp = [Số lượng AT tôm x Số lượng AT Artemia cần cho 1 At tôm]/ [Số At Artemia đã nở/ 1gr trứng bào xác khô]

- Khử trùng vỏ trứng: Khử trùng là biện pháp quan trọng làm giảm mầm bệnh (nấm, vi khuẩn) cho ấu trùng tôm , làm tăng tỷ lệ nở của trứng bào xác.

Các bước tiến hành như sau:

* Ngâm lượng trứng cần ấp trong nước ngọt khoảng 1 giờ để trứng hút nước.

* Ngâm lượng trứng cần ấp vào dung dịch thuốc tẩy (Chlorine), nồng độ 200ppm từ 20 -30.

* Rửa sạch nhiều lần bằng nước ngọt hoặc bằng nước biển để lọc (trứng được chứa trong lưới 125μ ).

* Trứng bào xác đã xử lý cho vào dung dịch Thiosuphat 0,05% trong 2-5 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.

* Trứng sau khi khử trùng đã sẵn sàng để cho nở.

Cho trứng nở

*Cho lượng trứng đã khử trùng vào bể ấp hình chóp có nước biển đã lọc sạch độ mặn từ 5-35‰

* Sục khí mạnh liên tục từ đáy bể.

* Giữ nhiệt độ từ 25 - 280C

* Chiếu sáng liên tục bằng đèn neon

* Thời gian ấp trứng từ 24-36 giờ

* 1 giờ trước thu hoạch, cho vào bể 50ppm formol

Thu hoạch

* Khi ấu trùng Artemia đã nở hoàn toàn (sau khi ấp 24-36 giờ). Che phần trên bể, ngưng sục khí, dùng đèn chiếu sáng phần chóp bể khoảng 3-5 phút.

* Mở nhỏ van ở đáy bể cho nước và ấu trùng chảy từ từ vào vợt (lưới 125μ)

* Đóng van trước khi nước cạn

* Rửa sạch ấu trùng Artemia thu được trong vợt bằng nước biển đã lọc

Sử dụng

* Cho ăn trực tiếp: có thể sử dụng ấu trùng Artemia ngay hoặc dùng dần trước 24 giờ sau khi trứng nở, tùy theo sự phù hợp kích cỡ từng giai đoạn ấu trùng tôm. Vì vậy sau 24 giờ ấu trùng Artemia sẽ tiêu thụ hết khoảng 25-30% năng lượng dự trữ, làm giảm chất lượng dinh dưỡng.

* Trữ lạnh: Có thể dự trữ lạnh ấu trùng Artemia ở nhiệt độ lạnh (100C ) để dùng dần với mật độ 8.000.000 con/lít và có sục khí nhẹ.

Kỹ thuật nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng tôm

Tảo khuê là một trong những loài tảo phù hợp về kích thước và chất lượng dinh dưỡng cho ấu trùng tôm sú. Tảo có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể nuôi trong điều kiện nhân tạo, trong các trại sản xuất giống. Qua thực tế sản xuất và nghiên cứu người ta đã tìm ra được hai loại tảo Silic (Baciliariophyta) để nuôi sinh khối và làm thức ăn cho ấu trùng tôm.

Chaetoceros sp và Skeletonema costatum là hai loại tảo dạng chuỗi, kích thước tế bào từ 4-6μm. Tế bào bề mặt có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, ở góc tế bào có các gai hoặc lông ngắn, chính các gai và lông này làm cho các ết bào tảo kết hợp nhau thành chuỗi (Skeletonema 20-50tb/ chuỗi. Chaetoceros 10-20tb/ chuỗi). Tảo khuê là một loài tảo phù du có trong các thủy vực nước lợ, nước mặn, có nồng độ muối từ 0-50‰. Các loài tảo trên rộng nhiệt thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 300C. Cường độ ánh sáng đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo trong điều kiện nuôi, thời gian chiếu sáng trên 12 giờ thì sau khoảng 20 - 24h tảo sinh trưởng đạt mật độ 500.000 - 600.000tb/ml. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, chất lượng dinh dưỡng đầy đủ, sự phát triển của các loài Chaetoceros và Skeletonema làm cho nước có màu vàng xanh đến màu nâu. tảo nuôi sinh khối phát triển qua 4 pha:

1.1 Pha chậm

Đôi khi kéo dài do sự thích hợp với môi trường dinh dưỡng mới của tảo kém và tế bào có thể chết.

1.2 Pha tăng trưởng

Đặc trưng bởi sự phân chia tế bào liên tục theo công thức X x 2n

(X là số tế bào tham gia sinh sản X ≥ 1 , n số lần sinh sản (n ≥ 1))

1.3 Pha dừng

Đặc trưng bởi sự cân bằng giữa sự sinh tăng trưởng của tế bào mới với tế bào kém bi chết đi.

1.4 Pha chết

Đây là kết quả của sự triệt tiêu hết chất dinh dưỡng đến mức không duy trì sự phát triển hoặc cũng có thể chết do chất thải trong quá trình sinh sống.

Thảo khuê có thể sinh sản theo 2 cách:

- Phân chia tế bào.

- Hình thành bảo tử.

2. Kỹ thuật nuôi cấy:

2.1 Trang thiết bị:

- Vợt các loại (vợt thu, vợt lọc)

- Lưới thu

- Dây thu Ø 21 hoặc 27

- Dây khí, đá bọt

- Bể gây giữ giống (bình thủy tinh, hoặc hình tam giác)

- Bể sinh khối (từ 1-3m3/bể)

- Hóa chất các loại

2.2 Môi trường nuôi cấy

Dùng môi trường Walne để cấy giữ và nuôi sinh khối tảo khuê

Các dung dịch theo thứ tự sau:

* Dung dịch 1 (tăng trưởng)
- KNO3 (hoặc NaNO3): 116gr (100 gr)
- EDTA: 45,0 gr
- H3BO3: 33,6 gr
- NaH2PO4.2H2O: 20 gr
- FeCL3: 1,3gr
- MnCL2.4H2O 0,36gr
- Dung dịch 2 (khoáng vi lượng): 2,1gr
- ZnCL2: 1ml
- CoCL2. 6H2O: 2,0gr
- Hòa tan trong 100ml nước ngọt

* Dung dịch 3 (vitamin)
- B1: 200mg
- B12: 100mg
- Hòa tan trong 100 ml nước ngọt

* Dung dịch 4 (dung dịch tăng thêm)
- KNO3: 100gr
- Hòa tan trong 1 lít nước ngọt

* Dung dịch 5 (môi trường silicat)
- Na2SiO3.5H2O: 20gr (hoặc 67ml)
- Hòa tan trong 1 lít nước ngọt

Các môi trường trên khi dùng trong nuôi cấy thì dùng mỗi loại dung dịch (1,3,4,5) theo tỷ lệ 1/1000 (1ml dung dịch mỗi loại cho 1 lít nước). Khi dùng để nuôi sinh khối thì bón các dung dịch trên theo tỷ lệ 1/10.000.

2.3 Nguồn nước:

Nguồn nước nuôi giữ và nuôi sinh khối tảo cần phải được xử lý (xem phần kỹ thuật xử lý nước)

2.4 Kỹ thuật thu giống, thuần giống, giữ giống:

2.4.2 Kỹ thuật thu giống:

Giống được vớt ở những vùng ven bờ biển vào lúc triều cao, dùng lưới phiêu sinh có kích thước mắt lưới 15-18μm, vớt theo hình số 8. Để có loài cần nuôi ta phải thu mẫu nhiều lần. Dưới kính hiển vi ta kiểm tra đu7ọc tảo Chaetoceros sp và Skeletonema có dạng chuỗi.

2.4.2 Thuần giống:

Tảo vớt tự nhiên thường lẫn nhiều tạp mùn bả hữu cơ và động vật phù du. Do vậy ta phải phân lập tảo bằng lưới có kích thước mắt lưới lớn hơn lượt qua nhiều lần và cuối cùng chỉ giữ lại phần nước có tảo trong đó.

Có thể thực hiện việc thuần giống tảo theo 2 phương pháp sau:

- Dùng ưu thế môi trường để thuần giống một cách tương đối. Nghĩa là trong điều kiện môi trường dinh dưỡng đưa vào phù hợp với sinh học phát triển của 2 giống tảo này sẽ giúp cho chúng ưu tiên phát triển hơn. Nên trải qua một thời gian 2 giống tảo này sẽ chiếm ưu thế để phát triển quần thể, chúng sẽ trở nên thuần chủng.

- Dùng phương pháp phân lập để tách 2 giống tảo này ra để nuôi riêng với môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau nhiều lần phần lập chúng sẽ trở nên thuần chủng.

- Khi tảo giống đã thuần chủng thì được nuôi giữ và đưa ra nuôi sinh khối.

2.4.3 Giữ giống:

Để chủ động cung cấp tảo cho sản xuất, chúng ta cần phải có phương pháp lưu giữ tảo. Việc lưu giữ tảo được thực hiện trong phòng nuôi cấy tảo hoặc ở khu phân bố riêng cho vùng nuôi tảo hoặc trong trại sản xuất tôm giống. Giống được giữ trong bình thủy tinh hay bình tam giác và được nuôi trong môi trường Walne ở nồng độ muối từ 25-30 ‰ . Thời gian nuôi tùy thuộc vào mật độ tảo đưa ra ban đầu và sự tăng trưởng của tảo nuôi. Thông thường thời gian nuôi giữ tảo từ 16-24h. Cách lưu giữ này có thể đảm bảo chất lượng tảo giống trước khi đưa vào nuôi sinh khối.

2.5 Kỹ thuật nuôi sinh khối:

Trong các trại sản xuất tôm giống, người ta thường bắt đầu nuôi sinh khối tảo khi ấu trùng Nauplius (N) ở giai đoạn N3 hoặc N4. Việc nuôi sinh khối được tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh kỹ bể nuôi bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước biển đã xử lý

- Bơm nước biển đã xử lý vào bể

- Cấp khí (24h/24h)

- Cấp tảo giống (giống đang lưu giữ) đang ở pha tăng trưởng với mất độ 50.000 - 70.000tb/ml.

- Cấp các muôi dinh dưỡng (bón phân) theo thứ tự các dung dịch đã pha sẵn (chú ý dung dịch 5 thường hay kết tủa với nước mặn vì vậy đối với dung dịch này ta cần phải pha thêm nước ngọt). Vào những ngày nắng nhẹ trời râm có thể tăng dung dịch 5 lên gấp nhiều lần.

- Khi tảo trong bể nuôi sinh khối đạt đến mật độ khoảng 500.000 - 600.000tb/ml hoặc bằng mắt thường ta thấy tảo có màu nâu đậm là có thể tiến hành thu sinh khối.

* Cách thu: Dùng dây nhựa Æ 21 hoặc lớn hơn tùy theo dòng chảy, một đầu được buộc bằng túi lưới thu (kích thước mắt lưới 15 - 20μm ) đầu kia cho vào bể hút nhẹ, nước tảo sẽ chảy liên tục trong khoảng thời gian 15-30 phút, các tế bào tảo được giữ lại, sau đó tháo túi ra và chuyển sinh khối tảo này vào xô, cứ thế lại tiếp tục thu cho đến khi nước trong bể nuôi tảo còn khoảng 1/4-1/5 thì có thể kết thúc.